[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi tỉnh Thanh Hóa trở thành những “điểm tựa” vững chắc của đồng bào DTTS. Họ đã tích cực vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa nghèo; bài trừ những hủ tục lạc hậu và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần xây dựng thôn, bản đoàn kết bình yên.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Về bản Tai Giác, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa, chúng tôi đến thăm ông Lương Văn Đội, là người có uy tín của bản. Với bà con dân tộc Thái bản Tai Giác, ông Đội được bà con trong bản quý mến không chỉ bởi ông là người chịu khó, hay lam hay làm, nên kinh tế gia đình khấm khá mà còn bởi ông sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn bà con trong bản cùng làm kinh tế, rồi tích cực vận động bà con thực hiện những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Bản Tai Giác có 172 hộ, đây là bản thứ 2 của xã Phú Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Để có được kết quả đáng mừng ấy phải nhắc đến vai trò người có uy tín như ông Đội. Ông đã tích cực tuyên truyền cho bà con hiểu thêm ý nghĩa chương trình xây dựng nông thôn mới, vận động bà con hiến đất làm đường; xây dựng cảnh quan bản xanh - sạch - đẹp; giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Rời bản Tai Giác, chúng tôi đến thăm bản Suối Tôn, xã Phú Sơn. Ở Suối Tôn, mọi người biết đến ông Mùa A Su là người có uy tín của bản. Bản Suối Tôn có 75 hộ, 427 khẩu, là bản có 100% đồng bào Mông sinh sống với ngành nghề chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Với vai trò là người có uy tín trong bản, ông Mùa A Su cùng chi bộ, ban quản lý, các đoàn thể trong bản đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con thực hiện theo nếp sống mới trong ma chay, cưới hỏi, đưa vào hương ước, quy ước của bản và được bà con thực hiện.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Ông Su còn là điển hình kinh tế của bản, được bà con học hỏi trong cách làm ăn. Gia đình ông hiện nuôi nhiều trâu bò, lợn gà, trồng lúa, trồng ngô và có con cái học hành. Luôn gương mẫu đi đầu vận động bà con trong bản không di cư tự do, tích cực làm ăn, xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, trong đó đưa người chết vào quan tài là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức trong đồng bào Mông.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Giờ đây, đồng bào Mông ở Suối Tôn đã quy hoạch khu nghĩa địa tập trung, người chết được đưa vào quan tài. Ông Mùa A Su cho biết, muốn bà con làm theo thì mình phải làm trước. Bà con thấy rồi tin rồi sẽ làm theo. Từ đó mà vận động, tuyên truyền cho bà con về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng dễ hơn.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Còn ở bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy, huyện miền núi cao Quan Sơn, anh Chá Văn Cụa, sinh năm 1970 được biết đến là người có uy tín của bản. Anh là một trong những người có uy tín của địa phương, am hiểu các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, anh cũng là người cùng cơ quan chức năng phối hợp bảo vệ đường biên, cột mốc, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác bảo vệ an ninh biên giới vùng biên.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Năm 1993, bố anh là cụ Chá Nọ Dính (SN 1933) khi đó đang là già làng có uy tín tự nguyện xung phong đảm nhận việc bảo vệ cột cột mốc G11 (nay là cột mốc 322) giáp với bản Hin Đăm, cụm Na Ngài, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Đến năm 1996, do tuổi cao không trèo đèo, lội suối lên thăm cột mốc được nên cụ Dính đã giao lại việc bảo vệ cột mốc cho anh Cụa. Kể từ đó, đã 25 năm trôi qua anh Cụa tiếp nối công việc của cha mình. Hiện anh Cụa đảm nhận bảo vệ 3 cột mốc từ 320-322, cùng lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Còn ông Triệu Phúc Quý, dân tộc Dao, thôn Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, vừa là người có uy tín vừa đảm nhiệm cương vị trưởng thôn trong nhiều năm, ông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức triển khai và vận động nhân dân trong thôn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, an ninh trật tự, xóa đói giảm nghèo, tích cực xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, ông còn là một trong những người điển hình, đi đầu trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Dao, thường xuyên tham gia các lớp dạy chữ Nôm Dao do Hội Nhân học và Dân tộc học của tỉnh tổ chức. Hay ông Lê Ngọc Giáp, dân tộc Thổ, người có uy tín, Bí thư Chi bộ thôn Cát Lợi, xã Cát Tân, huyện Như Xuân cùng với chi bộ tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh của thôn; giữ gìn mối đoàn kết trong thôn, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới…

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Bà Cao Thị Hòa, Trưởng phòng Chính sách và Tuyên truyền, Ban Dân tộc tỉnh chia sẻ: Quán triệt, nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh cơ quan thường trực tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện chính sách đối với người có uy tín. Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị cung cấp thông tin trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là các chủ trương, chính sách mới ban hành, các chính sách liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đồng thời được cấp báo, tạp chí theo quy định để người có uy tín có thêm nhiều thông tin, kiến thức tham gia tuyên truyền, vận động phát huy vai trò đối với từng lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương. Thăm hỏi, tặng quà vào dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc cho người có uy tín, thăm hỏi ốm đau, gặp rủi ro hoạn nạn đối với người có uy tín, bố mẹ, con người có uy tín.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Trong 10 năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện tốt công tác vận động, tranh thủ, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS thực hiện bảo đảm quốc phòng, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Người có uy tín đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tốt vai trò, uy tín của bản thân thực hiện công tác vận động quần chúng nhân dân các dân tộc tham gia xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đối với người có uy tín do lực lượng Công an tranh thủ còn trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương, góp phần đảm bảo an ninh trật tự vùng DTTS, miền núi tỉnh Thanh Hóa.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Người có uy tín luôn tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xóa bỏ các tập tục lạc hậu; phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; vận động con cháu, nhân dân tích cực giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán, giá trị văn hóa tốt đẹp của các DTTS, qua đó, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc đã được bảo tồn và phát huy. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào Mông, vai trò của người có uy tín đã được thể hiện một cách rõ rệt và hiệu quả, trong việc vận động bà con thay đổi tập tục lạc hậu hàng ngàn đời nay, thực hiện theo nếp sống văn hoá mới trong việc tổ chức tang lễ như đưa người chết vào quan tài ngay tại nhà, không tổ chức bắn súng, rút ngắn thời gian tổ chức đám tang, chôn cất người chết tại nghĩa địa tập trung …, góp phần thực hiện tốt Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa” do Ban Dân tộc tỉnh xây dựng và chủ trì thực hiện.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn vùng DTTS và miền núi của tỉnh đã có 15.489 lượt người được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận là người có uy tín.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là một số chính sách, chế độ hỗ trợ đối với người có uy tín đã góp phần khuyến khích, động viên kịp thời tinh thần của bản thân và gia đình người có uy tín. Vì vậy, vị trí và vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS được nâng lên đáng kể, nhận thức và trách nhiệm của người có uy tín ngày càng sâu sắc hơn. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương người có uy tín điển hình trong đồng bào DTTS được tôn vinh, khen thưởng.

Đặc biệt, năm năm 2012, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ trì phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 06/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ biểu dương, khen thưởng cho 150 đại biểu người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số tiêu biểu. Năm 2016, Ban Dân tộc đã phối hợp với Ban Dân vận, Công an tỉnh lựa chọn 37 đại biểu tham gia lễ tuyên dương người có uy tín tiêu biểu khu vực phía Bắc diễn ra tại Phú Thọ. Năm 2018, Ban Dân tộc đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh lựa chọn 10 đại biểu người có uy tín tiêu biểu để tôn vinh tại Chương trình “Điểm tựa bản làng” diễn ra tại TP Hà Nội. Năm 2019, Ban Dân tộc đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh lựa chọn 03 đại biểu là già làng, trưởng bản, người có uy tín các dân tộc tham dự Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới, xã đặc biệt khó khăn khu vực phía Bắc và miền Trung diễn ra tại Hà Nội. Ở cấp huyện đã tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với người có uy tín tiêu biểu, kết quả đã có 801 người có uy tín tiêu biểu được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Ảnh tư liệu

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa tổ chức những chuyến học tập kinh nghiệm tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và thăm các tỉnh khác tại miền Trung Tây nguyên, miền núi phía Bắc, miền Đông Nam bộ với gần 500 đại biểu người có uy tín tiêu biểu toàn tỉnh tham gia; Cấp huyện: Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm 112 cuộc tại thành phố Hà Nội, tại các tỉnh khác và trong tỉnh cho 7.271 lượt đại biểu người có uy tín tham gia. Qua đó, khích lệ, động viên tinh thần người có uy tín, đồng thời người có uy tín tiếp tục truyền đạt những kinh nghiệm, cách làm hay ở các địa phương để vận dụng vào điều thực hiện tế ở bản, làng mình.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Ảnh tư liệu

Nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể đối với công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS; các cấp, các ngành đẩy mạng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS; nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến là người có uy tín; hướng dẫn, triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đối với người có uy tín…tạo điều kiện để người có uy tín phát huy vai trò và uy tín trong cộng đồng.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Ảnh tư liệu

Có thể khẳng định, thực hiện chính sách đối với người có uy tín đã nâng cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong cộng đồng, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nắm được nhiều thông tin liên quan đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kịp thời góp phần kiên quyết đấu tranh các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; vận động quần chúng Nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, phổ biến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiều kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất, trong ứng xử…đến gia đình, dòng họ và đồng bào dân tộc thiểu số. Người có uy tín - Họ như những cây cổ thụ, tỏa bóng là “điểm tựa” để mỗi bản, làng thêm phát triển, ấm no.

[E-Magazine] - “Điểm tựa” của bản làng

Nội dung: Ngọc Huấn

Ảnh: Hoàng Đông và Tư liệu

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 3:01:09:2021:09:51

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM