(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Đây là chương trình được triển khai trong toàn lực lượng BĐBP không chỉ chia sẻ khó khăn với các em học sinh trên địa bàn đóng quân, phần nào giúp đỡ, hỗ trợ để các em tiếp tục thực hiện ước mơ đến trường mà còn góp phần tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ nhà trường với chính quyền và nhân dân, góp phần vào sự phát triển KT-XH của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

‘Nâng bước em tới trường’ giúp các em sống tích cực và có chí hướng

(VH&ĐS) Đây là chương trình được triển khai trong toàn lực lượng BĐBP không chỉ chia sẻ khó khăn với các em học sinh trên địa bàn đóng quân, phần nào giúp đỡ, hỗ trợ để các em tiếp tục thực hiện ước mơ đến trường mà còn góp phần tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ nhà trường với chính quyền và nhân dân, góp phần vào sự phát triển KT-XH của địa phương.

Để hình thành quỹ học bổng trao cho mỗi em 500.000 đồng/tháng, các đơn vị đã phát động 100% cán bộ, đoàn viên thanh niên và vận động đảng viên cùng tham gia đóng góp trên cơ sở tiết kiệm tiền lương, phụ cấp và tổ chức tăng gia sản xuất, lao động gây quỹ, huy động các nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, chương trình đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, thực sự trở thành điểm tựa nâng bước cho học sinh nghèo vươn lên, giúp các em có thêm nguồn kinh phí để trang trải cho việc học tập. Nhiều em đã có động lực, quyết tâm, học tập tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em được đỡ đầu đều vươn lên học giỏi, tiêu biểu như em Hà Thị Ánh - Trường Tiểu học Pù Nhi, Mường Lát (có hoàn cảnh bố mất, mẹ bỏ đi, hiện đang ở với ông, bà nội); em Lương Diệu Ly - Trường Tiểu học Mường Mìn, Quan Sơn (có bố bị liệt, mẹ không có công ăn việc làm); em Phạm Thị Hường - Trường Tiểu học Tam Thanh, Quan Sơn (bố mẹ mất sớm phải ở với ông bà nội); em Cao Bảo Châu, - Trường Tiểu học Thiết Ống 1, Bá Thước (bị tật kheo cứng khớp chân tay bẩm sinh); em Đặng Thị Nga ở thôn Hà Nam, xã Hải Hà (Tĩnh Gia) bố bị bệnh hiểm nghèo mất sớm, mẹ thần kinh không bình thường đã bỏ đi biệt xứ, gần mười năm qua em ở với cố ngoại năm nay đã 72 tuổi, không có thu nhập.

Khi chúng tôi đến Đồn Biên phòng Tam Chung (xã Tam Chung, huyện Mường Lát) gặp hai em Vi Văn Thắng và Hà Văn Tuất, đều là học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Tam Chung (Mường Lát) nhìn thấy cảnh các em đang được các chú bộ đội dạy học, dạy nền nếp sinh hoạt mà thật bất ngờ. Thắng và Tuất là 2 em có hoàn cảnh hết sức khó khăn ở bản Poọng, được Đồn BP Tam Chung nhận đỡ đầu từ cuối năm 2014 theo chương trình “Nâng bước em đến trường”. Nhà nghèo, bố nghiện ma túy rồi qua đời vì căn bệnh thế kỷ AIDS nên Vi Văn Thắng bị mọi người xa lánh, kỳ thị. Khi mẹ Thắng bỏ nhà về quê ngoại ở Sơn La, em phải chuyển về sống cùng bác ruột và ông nội. Gia đình bác cũng nghèo xơ xác nên ngoài bữa đói, bữa no, Thắng không được đến trường.

Còn em Hà Văn Tuất, bố cũng bị AIDS mất năm 2012. Em may mắn hơn là tuy bố mất nhưng còn được ở với mẹ và chị. Chị Ngân Thị Chung, mẹ em Hoàng Văn Tuất rưng rưng nước mắt chia sẻ: Bố cháu chết từ khi cháu mới được 6 tuổi, gia đình tôi khó khăn quá, không lo được cho con có điều kiện học hành như bạn bè, thương con nhưng không biết làm gì.

Hai em Thắng và Tuất được các chú bộ đội hướng dẫn học bài.

Thời kỳ đầu, do còn lạ lẫm, lại nhớ nhà, nên cả hai cứ nằng nặc đòi về, không được thì các cháu trốn khỏi đơn vị, băng rừng về nhà. Sau được các chú BĐBP thường xuyên gần gũi, chăm sóc, dạy bảo, dần dần các cháu đã hòa nhập tốt với cuộc sống mới trong môi trường quân đội, biết tự chủ trong sinh hoạt, tự giác đi tắm, lên bếp ăn cơm khi có kẻng, tự giác học bài... Mỗi khi nhớ nhà, các em được cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đưa về thăm ông, thăm bác.

Đến nay tổng số học sinh được BĐBP tỉnh đỡ đầu là 78 em (trong đó có 11 em là học sinh của tỉnh Hủa Phăn - Lào), trong đó không chỉ các chi đoàn nhận đỡ đầu mà đã nhân ra toàn đơn vị. Riêng cá nhân các đồng chí thủ trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh mỗi người nhận đỡ đầu 2 em, các phòng ban ở bộ chỉ huy mỗi đơn vị nhận đỡ đầu 2 em.

Có tiếp xúc với các em học sinh được hỗ trợ trong chương trình mới thấy như đồng chí Phó đồn trưởng Đồn Biên Phòng Tam Chung Cao Văn Vân nói: học bổng chỉ là một phần, quan trọng nhất vẫn là giúp các em thay đổi nhận thức, biết đối nhân xử thế, sống tích cực và có chí hướng. Sự thay đổi sâu xa này sẽ là động lực thôi thúc các em vươn lên.

Nhiều em học sinh nhờ có chương trình mà đã dần trở thành những đứa trẻ chăm ngoan, ham học. Không ít em đã trở thành niềm tự hào, là tấm gương cho nhiều học sinh khác noi theo. Các em chính là một minh chứng cho thấy, dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng người lính mang quân hàm xanh vẫn luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, thắp lên những điểm sáng nơi miền biên viễn...

P.V



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]