[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Lần đầu tiên, đón nhận bó hoa rừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 từ các học sinh điểm trường Trung Thắng, thuộc Trường tiểu học Tây Tiến (Mường Lát) thầy Lương Văn Sao và các giáo viên nhà trường nở nụ cười tươi hạnh phúc.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở vùng cao Mường Lý diễn ra trong khoảng sân nhỏ đầy ắp tiếng cười ở bản Trung Thắng, xã Mường Lý, huyện Mường Lát. Ở nơi đó những thầy, cô giáo trẻ vẫn miệt mài chắp cánh ước mơ cho những đứa trẻ người Mông. Thầy Sao chia sẻ: “So với những bông hoa đủ sắc màu tươi tắm ngoài kia thì những cành hoa dại mang theo quá nhiều tình cảm thân thương”.

Gọi đây là món quà xa xỉ cũng chẳng sai vì trong đó chứa đựng một tấm lòng chân thành đáng quý. Học trò vùng cao, dân tộc thiểu số tuy còn khó khăn nhưng quan tâm và yêu thương giáo viên theo cách rất riêng. Món quà xuất phát từ trái tim chắc chắn là món quà khiến thầy cô hạnh phúc nhất. Cũng bởi tình yêu đặc biệt ấy mà thầy giáo trẻ 8X Lương Văn Sao đã gắn bó với nơi này hơn 5 năm và có lẽ thời gian đó sẽ tiếp tục được nhân lên theo năm tháng. “Nụ cười và ánh mắt trong veo của những đứa trẻ vùng cao đã giúp tôi có thêm nghị lực để cố gắng. Cảm ơn các em đã cho tôi những kỷ niệm, tình yêu và thêm trân quý nghề của mình”, thầy Sao xúc động chia sẻ.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Bản Trung Thắng có 80 hộ, 100% hộ là đồng bào dân tộc Mông, quanh năm khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, bà con chủ yếu chỉ trồng được cây ngô, sắn. Để đến Trung Thắng chỉ có duy nhất con đường độc đạo len lỏi trên triền núi. Đoạn đường này chỉ có giáo viên cắm bản và người dân địa phương quen đường mới có thể đi xe máy qua một cách thuận lợi. Hàng năm, nơi đây phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt của mưa đá, lũ ống, lũ quét và rét buốt mỗi mùa đông.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Điểm trường có 4 thầy giáo với 72 học sinh đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Trò chuyện với các giáo viên giảng dạy ở điểm trường, mới thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả của các thầy. Nhưng có lẽ gian nan nhất là việc vận động học sinh đến lớp. Hàng ngày, các thầy dậy sớm, đến từng nhà chở các em tới trường. Vào mùa mưa, mùa gặt hay sau Tết, học sinh bỏ học nhiều. Thời gian này, các gia đình đi nương từ sáng sớm tới tối mịt, các thầy đi vận động về tới trường cũng quá nửa đêm.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Không phụ tấm lòng của thầy cô, nhận thức của học sinh và phụ huynh trong việc đưa con đến trường ngày càng được cải thiện. Có những học sinh ở xa, phụ huynh đưa con đến tận điểm trường, chờ con học xong rồi đón về. Nhiều học sinh bố mẹ đi nương, phải ở nhà trông em cũng không chịu nghỉ học, địu em đến lớp. “Mới đầu, dân chưa hiểu về “cái chữ” nên lúc đi vận động học sinh ra lớp rất khó khăn. Nhưng bằng tình yêu thương, sự kiên trì, cùng sự giúp đỡ từ các già làng, trưởng bản, các lớp học đông dần. Mỗi lớp học không ghế trống, lúc đó, chỉ đứng ngắm các em học sinh miệt mài với con chữ qua cửa sổ thôi cũng đã thấy hạnh phúc lắm rồi…” thầy Sao chia sẻ trong ánh mắt long lanh.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Đến khi lên lớp, đa phần giáo viên là người Dao, Mường, Mông bản địa, mà học sinh ở bản Trung Thắng là người Mông di cư từ Sơn La xuống nên việc dạy và học rất khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ. Vượt lên chính mình, các thầy cô nỗ lực học nói tiếng địa phương để giao tiếp với học sinh. Những gì các em chưa hiểu, chưa rành, ngoài tiếng phổ thông, thầy cô dùng tiếng địa phương giảng giải và chỉ bảo thêm. Em nào không có sách, thầy cô cho sách. Em nào không có đồ dùng học tập, thầy cô lại lấy của mình mang cho

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Trở về với cuộc sống thường ngày, các thầy cô phải đối mặt với không ít khó khăn. Điểm trường Trung Thắng hiện vẫn chưa có điện lưới quốc gia, mạng viễn thông và cũng không có nhà công vụ kiên cố cho giáo viên. Các thầy vẫn sinh hoạt trong một căn nhà gỗ tứ bề gió lùa, ướt, lạnh trong thời tiết 9 đến 10 độ; nấu ăn trong căn bếp tạm bợ, mùa mưa củi ướt nhóm mãi lửa chẳng thèm cháy, có hôm cơm sống nhưng phải cố ăn cho qua bữa. Không có chợ, thức ăn của các thầy cô chủ yếu là rau tự trồng, thịt cá mang từ nhà lên hoặc của đồng bào mang đến cho.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Sâu thẳm trong tâm tư mỗi thầy cô giáo cắm bản là nỗi nhớ gia đình da diết. Cuộc sống của họ là vợ xa chồng, chồng xa vợ, bố mẹ xa con. Những lúc con ốm không tự tay chăm sóc. Thiếu thốn tình cảm gia đình, các thầy cô nơi đây rất đoàn kết và yêu thương lẫn nhau. Bà con ở bản cũng rất yêu quý họ, coi như anh em trong nhà. Nhiều phụ huynh, học sinh có mớ rau, con cá cũng mang cho.

Cơ cực, gian nan, thiếu thốn và buồn chính là cuộc sống của những thầy cô giáo nơi đây. Thế nhưng chưa 1 phút họ tắc trách với nhiệm vụ. Không ngoa khi nói rằng, chính lòng say nghề đã níu giữ họ lại với vùng cao Mường Lý, với những đứa trẻ người Mông có đôi mắt sâu như rừng thẳm. Thầy giáo Hà Văn Bần, sinh năm 1987, đã mượn ca từ trong bài hát “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” để nói về lý do thầy quyết định gắn bó với những em học sinh của xã vùng cao này nhiều năm qua. Với thầy, đơn giản vì các em học sinh ở những vùng sâu, vùng xa không được lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng các em được chọn ước mơ để thực hiện. Thầy cô chính là người truyền cảm hứng, năng lượng tích cực, chắp cánh cho ước mơ của những đứa trẻ nghèo bay cao, bay xa hơn.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Theo thầy giáo Nguyễn Xuân Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tiến, toàn trường hiện có 26 cán bộ, giáo viên; 435 học sinh, đa phần các em là học sinh dân tộc thiểu số. Tại 6 bản vùng cao khó khăn nhất của xã đều có điểm trường, thuận lợi cho các em học sinh đi học. Điểm trường bản Trung Thắng nằm tách biệt trên đỉnh núi, đời sống bà con thiếu thốn. Chính vì vậy, ngoài việc dạy học, nhà trường còn huy động nhiều nguồn để quyên góp sách vở, bút và quần áo cũ cho học sinh. Được đến trường biết “cái chữ”, có quần áo, sách vở nên các em học sinh rất hào hứng. Tỉ lệ duy trì sỹ số cũng nhờ vậy mà đạt trên 90%.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Được biết, mọi năm vào dịp này, nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, như: phát động thi đua điểm 10, tổ chức văn nghệ... Không có quà, hoa như miền xuôi, nhưng lời ca, tiếng hát của học sinh và sự cổ vũ, động viên của phụ huynh đến xem cũng là niềm động viên lớn để các thầy, cô giáo tiếp tục bám trường, bám lớp. Tuy nhiên, năm nay vì dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, trường cắt hết các hoạt động cộng đồng chỉ tổ chức tọa đàm tại điểm trường chính, động viên, khích lệ giáo viên từ xa. “Ngày hiến chương các nhà giáo năm nay, không có những tiết mục văn nghệ đặc sắc, những bữa cơm thân tình giữa thầy, trò và dân bản thì đã có những bó hoa rừng của học sinh gửi tặng đến thầy cô. Việc làm này cũng đã phần nào động viên các thầy, cô giáo công tác ở vùng đặc biệt khó khăn này”, thầy Hùng bộc bạch.

[E-Magazine] - Ngày 20 - 11 đặc biệt của những thầy giáo gieo chữ trên rẻo cao Trung Thắng

Vượt lên trên mọi khó khăn, thiếu thốn, các thầy cô vùng cao vẫn ngày ngày thầm lặng gieo con chữ cho các em học sinh chỉ với một hy vọng, một nỗi niềm đau đáu là rồi đây, ở những bản người dân tộc xa xôi và khó khăn như Trung Thắng sẽ không còn ai mù chữ. Ai cũng biết đọc, biết viết, biết làm tính. Để mai này, chính các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, xây dựng bản làng, quê hương mình ngày thêm giàu mạnh.

Nội Dung: Tăng Thúy

Ảnh: Tiến Đông

Thiết kế: Phạm Nam

Xuất bản: 5:19:11:2021:16:06

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM