(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 6 năm thực hiện “Đề án hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020”, mặc dù đã có nhiều bước tiến mới, trẻ khuyết tật, tự kỷ đã được tham gia vào môi trường giáo dục bình đẳng như các trẻ em khác. Song việc giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, tự kỷ tại các cơ sở giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tự kỷ còn nhiều khó khăn

Sau 6 năm thực hiện “Đề án hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020”, mặc dù đã có nhiều bước tiến mới, trẻ khuyết tật, tự kỷ đã được tham gia vào môi trường giáo dục bình đẳng như các trẻ em khác. Song việc giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, tự kỷ tại các cơ sở giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Sau khi tốt nghiệp tiểu học tại lớp chữ nổi của Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa, em Nguyễn Thị Minh được tiếp tục học cấp 2 tại Trường THCS Quảng Cát, TP Thanh Hóa. Tại môi trường giáo dục mới, ngoài việc học văn hóa, Nguyễn Thị Minh được trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng sống để em có thể hòa nhập với cộng đồng.

Em Nguyễn Thị Minh, Lớp 8C, Trường THCS Quảng Cát, TP Thanh Hóa cho biết: Học ở Trường THCS Quảng Cát, em được rất nhiều bạn bè và các thầy cô giáo quan tâm, chỉ bảo tận tình.

Thế nhưng, số trẻ em khuyết tật được tham gia và thụ hưởng môi trường giáo dục bình đẳng như Nguyễn ThịMinh hiện không nhiều.Theo thống kê của Sở LĐ,TB&XH, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng 40 nghìn trẻ em khuyết tật, tự kỷ, nhưng chỉ gần 7% số trẻ được học tập hòa nhập. Nguyên nhân là do ở các trường phổ thông hiện nay chưa có cán bộ, giáo viên, nhân viên đặc thù, được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác giáo dục hoà nhập; cơ sở vật chất dành riêng cho trẻ khuyết tật, tự kỷ còn thiếu. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết và cách ứng xử kỳ thị của một bộ phận phụ huynh, học sinh cũng tạo áp lực không nhỏ cho bản thân các em học sinh khuyết tật, tự kỷ và các nhà trường.

Em Nguyễn Thị Minh, Lớp 8C, Trường THCS Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa trong lớp học hòa nhập.

Cô giáo Đỗ Thị Thu - Hiệu trưởng Trường TH Tế Thắng (Nông Cống) cho biết: Nhà trường hiện có 10 em học sinh khuyết tật học hòa nhập tại trường. Mặc dù Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo rất quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để các em hòa nhập, tuy nhiên việc hòa nhập của các em gặp không ít khó khăn do giáo viên không được cập nhật kiến thức và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy trẻ tự kỷ. Mặt khác, các chế độ chính sách dành cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật cũng chưa có, một số phụ huynh, học sinh còn e dè, có quan điểm chưa đúng về việc trẻ khuyết tật học hòa nhập...

Trường TH Tế Thắng (Nông Cống) nơi có 10 trẻ em khuyết tật đang học hòa nhập.

Bà Phạm Thị Thanh - Chủ tịch Liên chi Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa cho biết: Để giúp trẻ khuyết tật được đến trường hòa nhập thì các nhà trường phải nâng cao kiến thức về giáo dục trẻ hòa nhập, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho đối tượng trẻ này đồng thời có cái nhìn mới về trẻ khuyết tật để giúp trẻ hòa nhập tốt hơn. Ngoài ra, bên cạnh sự nỗ lực của nhà trường, cần hơn nữa sự phối hợp của các bậc phụ huynh và sự vào cuộc của toàn xã hội, nhằm tạo môi trường giáo dục bình đẳng, chất lượng cho học sinh khuyết tật.

Được học tập trong một môi trường hòa nhập là biện pháp quan trọng giúp cho trẻ khuyết tật, tự kỷ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó phát huy những tiềm năng và tự phát triển. Do vậy, cần có những chương trình, dự án và các hoạt động thiết thực, hiệu quả hơn để giúp những trẻ em thiếu may mắn có cơ hội được hòa nhập và có cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]