(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng"; với chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp của tỉnh, chủ yếu là cấp cơ sở, công tác đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới với mục tiêu nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay

Nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng"; với chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp của tỉnh, chủ yếu là cấp cơ sở, công tác đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới với mục tiêu nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của tỉnh.

Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh tặng hoa các giảng viên tham gia Hội thi dạy giỏi cấp trường năm 2020.

Những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới trong công tác tuyển sinh với phương châm: Đúng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình; đủ hồ sơ, số lượng; rõ nguồn quy hoạch; đáp ứng kịp thời nhu cầu về đào tạo cho các địa phương, đơn vị thực hiện công tác cán bộ hiện nay.

Trong quá trình đào tạo, trên cơ sở khung các chương trình, nhà trường đã chủ động bổ sung các chuyên đề như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh; Nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh; Cách mạng công nghiệp 4.0;... vào giảng dạy giúp học viên cập nhật những vấn đề thực tiễn của địa phương. Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực, giảng viên định hướng, học viên là chủ và làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức, trao đổi đa chiều, tạo sự hứng khởi và hiệu quả cao.

Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn được quan tâm phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý. Từ năm 2010 đến nay nhà trường đã tổ chức thành công 15 hội thảo khoa học cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh; hàng trăm hội thảo cấp trường, hội thảo chuyên đề cấp khoa. Chủ trì, bảo vệ thành công 4 đề tài khoa học cấp bộ, 10 đề tài khoa học cấp tỉnh. Đặc biệt, đã phối hợp với các nhà xuất bản biên tập 25 sách tham khảo, chuyên khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Để có được kết quả này, Ban Giám hiệu nhà trường đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ phẩm chất, năng lực thông qua việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ. Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích đào tạo nghiên cứu sinh, phát triển tư duy, tầm nhìn, nuôi dưỡng khát vọng đổi mới, sáng tạo. Đến nay 100% giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, hầu hết có trình độ thạc sỹ, một số là tiến sỹ và đang nghiên cứu sinh.

5 năm gần đây nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được trên 10.000 học viên mỗi năm. Nổi bật là bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện và cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021 (147 lớp với 16.999 đại biểu); bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh chủ chốt cấp huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 (27 lớp với 2.092 học viên); đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính cho 150 cán bộ lãnh đạo cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Qua đào tạo, bồi dưỡng, vừa chuẩn hóa kiến thức, trình độ vừa nâng cao phẩm chất, năng lực, góp phần đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài về công tác cán bộ của tỉnh.

Bước sang giai đoạn mới, với tầm nhìn xây dựng nhà trường trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn đạt chuẩn kiểu mẫu; Trường Chính trị tỉnh tiếp tục xây dựng và hiện thực hóa mô hình 5 nhất, đó là: Có thể chế hoàn thiện nhất về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn và chất lượng tốt nhất; công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phát triển toàn diện nhất; đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín nhất; có môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng nhất. Đồng thời hiện thực hóa 4 trụ cột: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là trung tâm; đổi mới công tác quản lý là then chốt; đổi mới phương pháp dạy - học, thi, kiểm tra, đánh giá làđột phá; xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Cùng với đó thực hiện 5 định hướng đổi mới: Chuyển mạnh nhận thức từ người thầy là trung tâm sang người thầy và học viên là trung tâm; chuyển mạnh từ dạy - học kiến thức là chủ yếu sang dạy - học phát triển phẩm chất và năng lực; chuyển mạnh từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động theo phương châm dạy - học hiểu, dạy - học vận dụng, dạy - học xử trí theo nguyên tắc 3 tăng (chủ động, trao đổi, xử trí), 3 giảm (thụ động, đọc thoại, lý thuyết); chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo).

Để đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay, nhà trường xác định tập trung giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và sử dụng cán bộ; giữa quy mô với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; giữa đào tạo, bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Đồng thời đáp ứng 5 điểm mới trong xu thế phát triển của nhà trường đó là: Phát triển từ chức năng đào tạo, bồi dưỡng là chủ yếu sang đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; từ đào tạo là chủ yếu sang đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh vị trí việc làm; từ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở các địa phương trong tỉnh là chủ yếu mở rộng thêm hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng; từ thực hiện nguồn lực trong trường là chủ yếu sang huy động thêm nguồn lực xã hội; từ thi đua dạy - học tốt là chủ yếu sang thi đua nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt và tư vấn tốt.

Với những định hướng đổi mới đó, cùng với sự quan tâm của cấp trên, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, địa phương trong tỉnh, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, AN-QP của tỉnh trong giai đoạn mới.

TS. Thịnh Văn Khoa (Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh)


TS. Thịnh Văn Khoa (Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]