(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, Trường PTDTNTTHCS Bá Thước (huyện Bá Thước) còn là nơi bảo tồn ngôn ngữ tiếng Thái cho học sinh dân tộc thiểu số.

Trường vùng cao phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Không chỉ gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, Trường PTDTNTTHCS Bá Thước (huyện Bá Thước) còn là nơi bảo tồn ngôn ngữ tiếng Thái cho học sinh dân tộc thiểu số.

Trường vùng cao phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Phục dựng điệu khua luống trong nhà trường.

Bá Thước là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như Thái, Mường, Kinh. Trong những năm qua để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng như bảo tồn ngôn ngữ Tiếng Thái, nhà trường đã tổ chức các lớp dạy tiếng Thái, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy sự sáng tạo, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc và ý thức giữ gìn ngôn ngữ trong học sinh nhà trường.

Trường vùng cao phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Nhà trường còn mời thêm các nghệ nhân dân gian về truyền đạt những giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh.

Trường hiện có 240 học sinh, trong đó con em dân tộc Thái chiếm phần lớn, còn lại các dân tộc Mường, Kinh. Xác định giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc chính là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm nay nhà trường luôn duy trì các hoạt động văn hóa đặc sắc giúp các em hiểu hơn về giá trị văn hóa nơi mình sinh sống.

Ngoài việc sưu tầm, gìn giữ hiện vật của đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực nhà truyền thống, nhà trường còn thành lập các câu lạc bộ hát dân ca cùng nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ như nhảy sạp, múa khèn, đánh cồng chiêng, khua luống… thu hút nhiều học sinh, giáo viên tham gia.

Trường vùng cao phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa cùng các nghệ nhân giúp các em hiểu và thêm yêu về quyê hương, văn hóa dân tộc mình.

Đặc biệt, trong năm 2021 nhà trường đã thành lập, phát triển hai lớp tiếng Thái cho học sinh, trung bình mỗi lớp thu hút gần 30 học sinh tham gia. Để lớp học được duy trì thường xuyên, nhà trường đã tự cân đối kinh phí hoạt động để tổ chức mở các lớp truyền dạy chữ Thái.

Bằng sự nhiệt huyết, tận tình, cùng mong muốn giữ gìn, phát huy tiếng Thái trong nhà trường, đã nhiều năm nay thầy Hăn Tứ (dân tộc Thái) đã dạy tiếng Thái cho các em.

Theo thầy Tứ, việc giảng dạy tiếng Thái cho học sinh không chỉ giúp các em hiểu được các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình sinh sống, còn khơi dậy tình yêu quê hương cho các em. Ngoài việc dạy tiếng Thái trên lớp, nhà trường còn lồng ghép những nét văn hóa của dân tộc vào trong tiết học ngoại khóa, đồng thời mời thêm các nghệ nhân dân gian trong và ngoài huyện về truyền đạt, giảng dạy những kiến thức về phong tập, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số cho các em học sinh.

Trường vùng cao phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Học sinh nhà trường mặc trang phục truyền thống trong buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Cô Phạm Thị Tự, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong buổi thứ 2 đầu tuần và dịp lễ, nhà trường còn khuyến khích các em mặc các trang phục của dân tộc mình. Thời gian tới, BGH nhà trường sẽ tiếp tục mở rộng các lớp dạy tiếng Thái, sưu tầm, phục dựng một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc để các em tìm hiểu, học tập…

TRUNG LÊ – THU THỦY


TRUNG LÊ – THU THỦY

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]