Khu di tích Đền thờ Lê Hoàn trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt
Ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1820 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 9) đối với 11 di tích, trong đó Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) đã vinh dự trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt.
11 di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt lần này gồm:
1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
2- Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Thái Lạc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
3- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
4- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
5- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường.
6- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
7- Di tích lịch sử Gò Đống Đa, quận Đống Đa, Hà Nội.
8- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
9- Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước).
Bổ sung thêm 9 điểm di tích vào Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383 ngày 9/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
10- Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
11- Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Trong đó, Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn nằm trên địa bàn làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, thờ vua Lê Đại Hành - người khởi nghiệp triều Tiền Lê, có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, giữ gìn bờ cõi nước Đại Việt.
Đền Lê Hoàn là công trình kiến trúc thế kỷ XVII còn được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh. Khu vực đền thờ có tổng diện tích gần 4 ha. Kiến trúc đền kiểu chữ công (I) rộng: 13 gian, có sân rồng, các nhà tiền đường, trung đường và hậu cung. Đền có kiến trúc chữ “công”, trên nóc tiền đường có 10 con nghê bằng đất, được nung thành sành, màu đen, tựa đồng hun. Ở điểm chót của mỗi đầu đao đều gắn một con trong dáng ngồi thu gọn như đang chầu. Đền thờ Lê Hoàn có nghệ thuật trang trí mang phong cách dân gian với hệ thống nghê bằng đất nung, rồng chầu,... được chạm khắc phô diễn trên vì nóc và các cửa, bức bàn. Lễ hội ở đền tổ chức vào các ngày 7,8 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
3:22 sáng qua
Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
-
2:12 sáng qua
“Sẽ có biện pháp hạn chế hoạt động của người nổi tiếng khi quảng cáo sai”
-
03:13 03/01/2019
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật
Chào năm mới 2019 - Âm vang cùng đất nước
Hàng nghìn khán giả đến với đại tiệc countdown đầu tiên tại Thanh Hoá
Phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
Miệt mài chảy trong dòng sông văn hóa
Có nhiều nơi, nhiều lúc văn hóa bị sức ép kinh tế lấn át
10 sự kiện di sản văn hóa Việt Nam tiêu biểu 2018
Phục dựng Lễ hội Nàng Nga - Hai Mối
Hội sách “Nửa giá” thu hút nhiều độc giả trẻ