Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I
Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I sẽ được tổ chức từ 5 - 7/1/2019 tại Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông với nhiều hoạt động phong phú nhằm bảo tồn và phát huy hoa văn, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng.
Họp báo giới thiệu về lễ hội (Ảnh: K.T)
Ngày 11/12/2018, tại Hà Nội, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Họp báo thông tin về các hoạt động trong chương trình Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I.
Tại buổi Họp báo, Ban Tổ chức cho biết: Lễ hội là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2019); đồng thời nhằm bảo tồn và phát huy hoa văn, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng; giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về hoa văn, trang phục truyền thống, tiềm năng, thế mạnh trong công cuộc đổi mới, hòa nhập và phát triển; qua đó, góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân; động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của hoa văn, trang phục thổ cẩm truyền thống.
Thổ cẩm của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước nói chung rất đa dạng và phong phú về màu sắc, đường nét, đậm đà bản sắc, giàu biểu tượng, biểu đạt các giá trị nhân văn. Đây là di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay, trước xu thế phát triển và hội nhập mang tính toàn cầu, văn hóa thổ cẩm đã dần bị mai một. Vì vậy, việc tổ chức Lễ hội văn hóa Việt Nam lần thứ I tại tỉnh Đắk Nông là hoạt động nhằm bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Theo dự kiến, ở những năm tiếp theo Lễ hội sẽ được tổ chức định kỳ 2 năm/lần. Đồng thời, quy mô của Lễ hội sẽ được mở rộng dần với việc mời thêm nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, tiến tới mời một số nước trên thế giới tham gia.
Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động: Không gian văn hóa thổ cẩm và không gian ẩm thực; Lễ hội đường phố; Hội thảo văn hóa thổ cẩm Việt Nam; Trình diễn thời trang thổ cẩm ứng dụng...
Theo dangcongsan.vn
{name} - {time}
-
7 giờ trước
“Hóa” trong “tạp hóa” có nghĩa là gì?
-
1:42 sáng nay
Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới
-
16:31 10/12/2018
Hội nghị triển khai nhiệm vụ của Cụm thi đua văn hóa 11 huyện miền núi
Ba mươi lăm năm ấy, Bảo tàng Xứ Thanh
Xây dựng quy ước, hương ước phù hợp phong tục, gắn kết cộng đồng
Lễ bàn giao trang thiết bị phục vụ công tác thuyết minh năm 2018
Kiến trúc Đình làng Việt và Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu
Vĩnh Lộc gặp khó trong “bài toán” trùng tu di tích lịch sử
Công bố đồ án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Lăng miếu Triệu Tường
Gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể: Cần chính sách hỗ trợ
Việt Nam thêm một thương hiệu tầm quốc tế
Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Kin Chiêng Boọc Mạy