(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhếch nhác, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn đến hạ tầng tại các chợ nông thôn xuống cấp nghiêm trọng. Tiêu điểm là hệ thống xử lý nước thải sơ sài, không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bất cập hệ thống xử lý nước thải tại các chợ nông thôn

Nhếch nhác, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn đến hạ tầng tại các chợ nông thôn xuống cấp nghiêm trọng. Tiêu điểm là hệ thống xử lý nước thải sơ sài, không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường.

Được xây dựng từ vài thập kỷ trước, chợ thị trấn Vạn Hà (huyện Thiệu Hóa) là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa củangười dân từ bao đời nay. Cả khu chợ nằm giữa một bên là dòng sông Chu, xung quanh là nhà ở, khu dân cư. Do xây dựng từ lâu, khu chợ vốn cũ nát, lại không được đầu tư trở nên tồi tàn, xuống cấp theo thời gian.

Ông Khánh, đại diện Ban quản lý chợ cho biết: Với diện tích trên 2 ha, có gần 300 hộ kinh doanh, buôn bán đủ các mặt hàng, vào mùa mưa, nước ngập lênh láng, rác thải nổi lềnh bềnh, nước thải từ chế biến, giết mổ gia cầm “hòa quyện” với nhau, không qua bể lắng, cứ thế chảy thẳng xuống dòng sông Chu.

Nhiều hộ dân tại đây cho hay, mỗi lần họ đi chợ, qua hàng giết mổ, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ ống cống, khiến họ cảm thấy khó chịu, ói mửa.

Ông Lê Đình Khanh - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa) thừa nhận, do chợ xây dựng từ lâu, lại nằm trong diện phải di dời, nên một số hạng mục, trong đó có hệ thống xử lý nước thải không được đầu tư, nâng cấp.

Hiện, chợ chưa chuyển đổi mô hình, địa phương không có kinh phí sửa chữa, vừa rồi thị trấn có đầu tư 40 triệu xây dựng lại các rãnh thoát nước thải trong chợ, nhưng không thấy đầu tư xây dựng bể lắng, lọc. Nước thải mặc nhiên thải trực tiếp xuống dòng sông Chu liền kề.

Nhếch nhác tại chợ thị trấn Rừng Thông, Đông Sơn.

Trong khi đó, tại khu vực chợ thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn) - khu chợ truyền thống lâu đời nhưng lại có cơ sở hạ tầng đầu tư bài bản.

Theo ông Lê Viết Chí - Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), để chợ đủ điều kiện vệ sinh ATTP, thị trấn cũng đã đầu tư 800 triệu đồng làm rãnh thoát nước, láng bê tông khu vực rãnh. Bên trong chợ có xây dựng hệ thống bể chứa nước thải.

Tuy vậy, qua khảo sát của chúng tôi, thực tế lại khác rất nhiều. Khu vực chế biến gia cầm, thủy cầm nhếch nhác, bẩn thỉu, nước thải đổ tràn lan khắp; mùi hôi thối từ nguồn nước thải đen kịt, ruồi nhặng; nắp cống cũ kỹ, mục nát, không đảm bảo. Ngoài ý thức của các hộ chủ kinh doanh còn hạn chế, thì hệ thống thu gom xử lý nước thải ở đây còn nhiều bất cập.

Ngoài ra, tại các chợ nông thôn ở nhiều địa phương, như Hoằng Hóa, Hậu Lộc... phần lớn không có khâu xử lý nước thải đầu ra, nước thải tại các quầy hàng thực phẩm, hải sản, giết mổ... chưa được thu gom triệt để, chảy tràn trên bề mặt chợ, gây ô nhiễm môi trường.

Đánh giá từ Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường tại các chợ là do hệ thống xử lý nước thải không bố trí hệ thống ngăn chất thải từ các loại thực phẩm tươi sống, một số chất thải này chảy vào cống, ứ đọng lâu ngày bốc mùi hôi thối...

Thiết nghĩ, những bất cập, tồn tại trong thu gom, xử lý nước thải tại các chợ nông thôn nói riêng đang trở nên báo động hơn bao giờ hết. Đã đến lúc, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc xử lý.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]