(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thời gian qua, mặc dù đã hết hạn khai thác cũng như dừng hoạt động, hàng loạt mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn Thanh Hóa vẫn chưa được các chủ tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Tình trạng trên đã và đang gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều chủ mỏ ‘quên’ phục hồi môi trường

(VH&ĐS) Thời gian qua, mặc dù đã hết hạn khai thác cũng như dừng hoạt động, hàng loạt mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn Thanh Hóa vẫn chưa được các chủ tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Tình trạng trên đã và đang gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Theo Sở TN&MT, đến tháng 12/2016 trên địa bàn tỉnh còn 55/239 đơn vị chưa ký Quỹ bảo vệ môi trường. Thực trạng nhiều doanh nghiệp sau khi khai thác xong đều “một đi không trở lại”, cố tình chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm hoàn thổ, khôi phục hiện trạng sau khai khoáng đang diễn ra khá phổ biến.Để biện minh cho việc chây ì, chậm nộp quỹ bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp đưa ra muôn vàn lý do khác nhau như không bán được sản phẩm, làm ăn thua lỗ nên không thể có nguồn kinh phí để thực hiện việc ký quỹ...

Không nói đâu xa, ngay ở khu vực núi Tra thuộc thôn Tiến, xã Đông Hưng, TP Thanh Hóa, mặc dù đã hết phép khai thác từ năm 2011 thế nhưng đến nay theo quan sát của chúng tôi thì toàn bộ khung cảnh đồi núi ở đây gần như tan hoang, đất đá lởm chởm bởi các doanh nghiệp sau khi khai thác xong không tiến hành khôi phục mặt bằng. Anh Hùng, người dân sống gần đây cho biết: “Các doanh nghiệp bỏ đi lâu rồi, họ khai thác, đào bới làm nham nhở cả mấy quả núi xong họ để đó. Những hầm hố sâu hoắm để lại hiện trường, những đùn đất cao như núi cứ trời mưa lũ là tuồn xuống phía dưới, ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như môi trường nơi đây”.

Thêm vào đó, hiện nay nhiều quả núi còn bị đục khoét nham nhở, bất chấp pháp luật. Một số đối tượng còn đưa máy móc vào khu vực này để khai thác đá trái phép, khiến cho cuộc sống người dân trên địa bàn bị đảo lộn.

Tại xã Hà Ninh, huyện Hà Trung doanh nghiệp tư nhân Mai Quân được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp bằng phương pháp lộ thiên từ ngày 21/1/2015. Thời hạn khai thác là 2 năm kể từ ngày ký giấy phép. Như vậy cho tới thời điểm hiện tại mỏ đất của doanh nghiệp Mai Quân đã hết hạn. Theo quy định doanh nghiệp phải đóng cửa mỏ, dừng mọi hoạt động khai thác và xin ra hạn. Thế nhưng thay vì làm đúng quy định, doanh nghiệp này vẫn đang cho máy múc, xe tải vào múc đất tại khu vực đồi Phú Nham, thuộc thôn 5, xã Hà Ninh. Hơn nữa, dù đã hết hạn cấp phép thế nhưng thay vì việc khôi phục mặt bằng sau khai thác thì doanh nghiệp này lại tiếp tục đào bới các mỏ đất một cách nham nhở khiến cho cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng.

Các doanh nghiệp cố tình trốn tránh việc khôi phục mặt bằng sau khai thác tài nguyên đã gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Không chỉ ở các mỏ khoáng sản, tình trạng khai thác cát trái phép tràn lan trên tuyến sông Mã chảy qua địa phận một số huyện như Cẩm Thủy, Yên Định, Thiệu Hoá cũng đang là “vấn nạn” chưa được khắc phục, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và kết cấu hạ tầng giao thông mà nguyên nhân chính là do việc hoàn thổ, trả lại hiện trạng cũ cho khu vực khai thác chưa được thực hiện hiệu quả. Bởi vậy tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đường thủy và gây sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng.

Điều đáng nói là để khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản, các chủ mỏ thường phải đào sâu dưới lòng đất, xới tung cả đồi núi, thậm chí đục khoét dưới lòng khe, suối, sông. Mặt khác, ngoài các thủ tục cấp phép hợp pháp theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải cam kết cải tạo, phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế tại các điểm mỏ ở các địa phương trong thời gian qua, công tác này chưa được quan tâm, chú trọng. Chưa kể, tình trạng khoáng sản bị khai thác trái phép diễn ra tràn lan trên địa bàn tỉnh khiến cho môi trường sống bị đe doạ nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình ANTT tại các địa phương liên quan.

Để hạn chế và khắc phục các tác động của ngành khai thác khoáng sản lên môi trường trong thời gian sớm nhất, các cơ quan chức năng cần triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề tồn tại bấy lâu nay, trả lại môi trường trong lành tại các khu mỏ.

Nguyễn Đạt

Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TN&MT về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản quy định: Các tổ chức, cá nhân khi hoạt động khai thác khoáng sản phải lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác và tiến hành ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường (BVMT) Việt Nam hay Quỹ BVMT của địa phương nơi có mỏ khai thác (thay vì thông qua ngân hàng như trước đây). Mục đích của việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là để đảm bảo tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]