(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhờ nguồn vốn vay tín dụng NHCSXH huyện Lang Chánh, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ là đồng bào dân tộc thiểu số của huyện đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng, mua trâu bò chăn thả có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hàng trăm lượt hộ nghèo huyện Lang Chánh được vay vốn

Nhờ nguồn vốn vay tín dụng NHCSXH huyện Lang Chánh, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ là đồng bào dân tộc thiểu số của huyện đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng, mua trâu bò chăn thả có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Theo thống kê của NHCSXH huyện Lang Chánh, tính đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ toàn huyện đạt 214.171 triệu đồng, tăng so với đầu năm 11.057 triệu đồng, hoàn thành 98% kế hoạch năm. Số khách hàng còn dư nợ 6.863 khách hàng, dư nợ bình quân đạt 31,2 triệu đồng/khách hàng. Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 521 lượt hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo được vay vốn từ NHCSXH. Vốn tín dụng đã góp phần vào việc xây dựng trên 408 công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn; xây dựng được 54 ngôi nhà cho hộ nghèo.

Đến xã Tân Phúc, một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Lang Chánh, nhiều năm qua nhờ nguồn vốn tín dụng NHCSXH, công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương từng bước được rõ nét hơn, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, chất lượng cuộc sống dần được nâng lên. Thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Hà Văn Tích (Tân Thủy, Tân Phúc), anh cho biết: Từ diện hộ nghèo lâu năm, khi được vay vốn ưu đãi của NHCSXH anh đã đầu tư nuôi bò sinh sản. Đến nay, gia đình anh thoát nghèo, kinh tế trong gia đình luôn duy trì với 15 con bò, 7 ha trồng rừng luồng, thu nhập hàng năm đạt hơn 200 triệu đồng.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số Lang Chánh nhờ vốn ưu đãi NHCSXH đã đầu tư trồng luồng vươn lên thoát nghèo.

Để đạt được kết quả đó, NHCSXH huyện đã luôn chú trọng nâng cao công tác phối kết hợp với các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện hiệu quả. Thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội tham gia nhận ủy thác cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Các tổ chức chính trị - xã hội đã đang quản lý 185 tổ TKVV, có 6.844 hộ còn dư nợ, số tiền 212.744 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,33% tổng dư nợ NHCSXH đang cho vay, nợ quá hạn 462 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,22% dư nợ ủy thác.

Cụ thể, Hội Nông dân quản lý 48 tổ, có 1.766 hộ còn dư nợ, số tiền 55.687 triệu đồng chiếm tỷ trọng26,17% dư nợ ủy thác, trong đó nợ quá hạn 189 triệu đồng, tỷ lệ 0,34%; Hội phụ nữ quản lý 58 tổ, có 2.321 hộ còn dư nợ, số tiền 72.363 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,01% dư nợ ủy thác, trong đó nợ quá hạn 86 triệu đồng, tỷ lệ 0,1%;Hội Cựu chiến binh quản lý 40 tổ, có 1.349 hộ còn dư nợ, số tiền 42.230 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,85% dư nợ ủy thác, trong đó nợ quá hạn 73 triệu đồng, tỷ lệ 0,17%; Đoàn thanh niên quản lý 39 tổ, có 1.408 hộ còn dư nợ, số tiền 42.464 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,96% dư nợ ủy thác, trong đó nợ quá hạn 114 triệu đồng, tỷ lệ 0,27%.

Theo đánh giá cả Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Lang Chánh Nguyễn Đức Hạnh thì, các tổ chức Hội nhận ủy thác cơ bản đã thực hiện tốt các nội dung tại Hợp đồng ủy thác như: tham gia công tác bình xét vay vốn, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, công tác tuyên truyền chính sách tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn,...

“Một trong những khó khăn lớn nhất của người nghèo ở miền núi hiện nay vẫn là thiếu nguồn vốn để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Xác định được điều đó, những năm qua, NHCSXH Lang Chánh đã tạo mọi điều kiện để người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thông qua các tổ chức hội, đoàn thể” - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Lang Chánh Nguyễn Đức Hạnh cho biết thêm.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]