(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) 6 tháng đầu năm 2016 công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm với 712 doanh nghiệp được thành lập mới, tổng số vốn đăng kí 3.536 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 21% về số doanh nghiệp và 3% về vốn đăng kí.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch năm

(VH&ĐS) 6 tháng đầu năm 2016 công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm với 712 doanh nghiệp được thành lập mới, tổng số vốn đăng kí 3.536 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 21% về số doanh nghiệp và 3% về vốn đăng kí.

Trong 6 tháng, có 251 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động, tổng thu nộp ngân sách nhà nước của khối doanh nghiệp ước đạt 2.439,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm hoạt động của một số doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, có 276 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 30 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Một số sản phẩm công nghiệp đạt thấp so với cùng kỳ hoặc so với kế hoạch như: bia, xi măng, men thực phẩm; cùng với đó là tiến độ thực hiện một số dự án công nghiệp còn chậm như: Thép Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Công Thanh đi vào hoạt động nhưng chưa ổn định, sản lượng đạt thấp so với kế hoạch,... đã ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp chung và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Công trường xây dựng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng cả năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành thường xuyên theo dõi sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời, rà soát các sản phẩm chủ yếu mà kết quả sản xuất 6 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch cả năm.

Theo đó, đối với các doanh nghiệp có sản lượng sản xuất đạt khá so với kế hoạch (trên 50%), các sản phẩm đang có thuận lợi về thị trường như: giày da, may mặc, vật liệu xây dựng, thủy sản đông lạnh... cần khuyến khích động viên các doanh nghiệp tăng sản lượng, phấn đấu vượt kế hoạch cả năm để bù đắp cho các sản phẩm dự kiến không đạt kế hoạch; tiếp tục làm việc với các tổng công ty để giao tăng chỉ tiêu cho các doanh nghiệp Thanh Hóa đối với các sản phẩm như: bia, thuốc lá, sữa, điện sản xuất, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp chung của cả tỉnh.

Đồng thời đôn đốc, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện cácdự án công nghiệp dự kiến hoàn thành trong năm như: Xi măng Long Sơn, nhà máy sản xuất dầu ăn, các nhà máy may tại huyện Đông Sơn và các dự án công nghiệp trọng điểm đang triển khai thực hiện.

Các doanh nghiệp may mặc đẩy mạnh sản xuất trong 6 tháng cuối năm.

Vừa qua đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 28/4/2016 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 35 ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Theo đó, dự thảo Quyết định thực hiện kèm theo Kế hoạch hành động NQ 19 đề ra mục tiêu chung nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, qua đó tạo điều kiện thu hút đầu tư để phát triển KT-XH, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng 4 nhóm giải pháp trọng tâm. Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện NQ 35 đề ra mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 15.000 doanh nghiệp hoạt động, đạt tỷ lệ 41 doanh nghiệp/vạn dân, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh, có uy tín và sức cạnh tranh cao ở trong nước và khu vực; khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 65% GRDP, khoảng 60% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước.

Thời gian tới, tỉnh chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển DN theo hướng bền vững với cơ cấu hợp lý, tăng nhanh về số lượng, gắn với nâng cao chất lượng hoạt động nhằm tăng năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của DN. Thực hiện nghiêm chính sách ưu tiên vốn vay cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ DN nhỏ và vừa; đồng thời, rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay để các DN vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; tập trung vào các lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của DN, như: đăng ký DN, cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương và địa điểm đầu tư, giao đất, cho thuê đất, thuế, hải quan. Bên cạnh đó, các DN cần nắm bắt tốt thời cơ, vận hội mới của tỉnh, chủ trương tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng để xác định việc tái cơ cấu DN, điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]