(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, tỉnh Thanh Hóa đã chủ trương xây dựng 4 trung tâm kinh tế động lực (Tứ Sơn), làm nhiệm vụ đầu tàu thúc đẩy KT-XH phát triển. Tứ Sơn, gồm: Trung tâm động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn; Trung tâm động lực phía Nam (Khu Kinh tế Nghi Sơn), Trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn) và Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ vọng Tứ Sơn

Trong mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, tỉnh Thanh Hóa đã chủ trương xây dựng 4 trung tâm kinh tế động lực (Tứ Sơn), làm nhiệm vụ đầu tàu thúc đẩy KT-XH phát triển. Tứ Sơn, gồm: Trung tâm động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn; Trung tâm động lực phía Nam (Khu Kinh tế Nghi Sơn), Trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn) và Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng).

Từ động lực kinh tế phía Nam

Sau 15 năm xây dựng và đi vào hoạt động, KKT Nghi Sơn có hệ thống hạ tầng, kỹ thuật được đầu tư tương đối đồng bộ, hiện đại. Đã có 288 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư 130.083 tỷ đồng và 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư 12,693 tỷ USD. Đặc biệt, đến nay nhiều dự án hoàn thành và đi vào hoạt động như: Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Công Thanh, các dự án may mặc, da giày...

Nằm sát Quốc lộ 1A, KKT Nghi Sơn dễ dàng kết nối giao thương với các vùng kinh tế năng động của tỉnh. Đặc biệt, với hơn 40 km bờ biển trải dài thơ mộng và lợi thế Cảng nước sâu Nghi Sơn, sẽ phù hợp để phát triển kinh tế ngành “công nghiệp không khói” và công nghiệp đa ngành.

Theo quy hoạch chi tiếtnhóm cảng biển Bắc Trung bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ GT-VT, Cảng biển Nghi Sơn được quy hoạch là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Với diện tích khoảng 735 ha, gồm 62 bến cảng, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT, Cảng biển Nghi Sơn nếu được đầu tư, khai thác sẽ đưa Thanh Hóa trở thành “thế lực” mới tại Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển và logistics.

Trung tâm động lực TP Thanh Hóa - Sầm Sơn

Trung tâm động lực TP Thanh Hóa - Sầm Sơn hiện là khu vực phát triển năng động, đa ngành, đa lĩnh vực. TP Thanh Hóa được xác định là đô thị trung tâm tổng hợp cấp vùng, và là trung tâm đầu mối kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, trung tâm TP Sầm Sơn được định hướng phát triển thành trung tâm du lịch cấp quốc gia. Năm 2017, Sầm Sơn đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là 1 trong 5 khu du lịch hàng đầu Việt Nam. Năm 2019, di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Sầm Sơn cũng đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt...

Với xu hướng phát triển du lịch bốn mùa, Sầm Sơn đã và đang tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển đa dạng dịch vụ du lịch, nhất là dịch vụ cao cấp. Điểm nhấn trong bức tranh thu hút đầu tư tại TP Sầm Sơn chính là quần thể nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên bên bờ biển Thanh Hóa do Tập đoàn FLC đầu tư, với quy mô hơn 1.000 phòng khách sạn và biệt thự sang trọng, tạo bước đột phá thu hút du khách trong và ngoài nước.

Trung tâm động lực phía Bắc Thạch Thành - Bỉm Sơn

Thủ phủ xi măng của cả nước là cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa - Bỉm Sơn. Nơi đây, trong giai đoạn kiến thiết đất nước sau chiến tranh đã được Trung ương cho xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên. Từ đó đếnnay nhiều nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng khác đã được hình thành. Đến nay, cùng với dây chuyền 1, 2 Nhà máy Xi măng Long Sơn hoàn thành và đi vào hoạt động - và Bỉm Sơn được xem là thị xã Công nghiệp của Thanh Hóa. Đây sẽ là “điểm nhấn” quan trọng trong trục phát triển Nga Sơn - Bỉm Sơn - Thạch Thành và các huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hóa.

Nhà máy Xi măng Long Sơn tại TX Bỉm Sơn. (Ảnh: L.C)

Không chỉ biết đến là thị xã công nghiệp của Thanh Hóa, Bỉm Sơn còn được mệnh danh là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử. Nơi đây hiện có 9 di tích lịch sử, văn hóa - danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia và 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để Bỉm Sơn phát triển thêm ngành “công nghiệp không khói”.

Trung tâm động lực phía Tây Lam Sơn - Sao Vàng

Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn -Sao Vàng) với nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh, lại có Cảng Hàng không Thọ Xuân đã được quy hoạch thành cảng hàng không quốc tế, dự bị cho Cảng Hàng không Nội Bài và kết nối trực tiếp với KKT Nghi Sơn, tạo thành hành lang nông nghiệp công nghệ cao từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn.

Cảng Hàng không Thọ Xuân được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ nhà ga hành khách có thiết kế 1,5 cao trình, diện tích 5.500m2 phục vụ 600.000 hành khách, cao điểm có thể đáp ứng 1,2 triệu lượt khách/năm và có khả năng mở rộng công suất lên 2 triệu hành khách/năm.

Theo phương án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế vừa được Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh trình UBND tỉnh, trong năm 2020, sẽ ưu tiên phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Giai đoạn sau năm 2030, sẽ mở rộng thêm 130 ha về phía Tây của khu công nghiệp hiện hữu, nâng tổng diện tích đất công nghiệp lên 667,3 ha. Trong tương lai, Cảng Hàng không Thọ Xuân sẽ tiếp tục kết nối với nhiều đường bay trong nước và quốc tế. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Trước mắt, tương lai Thanh Hóa lấy Tứ Sơn là chiến lược phát triển, đưa 4 vùng trở thành cực tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, KKT Nghi Sơn phấn đấu đến năm 2025 trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực, đến năm 2030 trở thành một trung tâm kinh tế, đô thị ven biển trọng điểm của cả nước. Phấn đấu đến năm 2025 TX Bỉm Sơn trở thành đô thị trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh. TP Sầm Sơn phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại II, tạo nền tảng vững chắc đến năm 2030 xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch thông minh, hấp dẫn, thân thiện, là một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực. Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng được định hướng thành khu công nghiệp đa ngành, công nghệ cao, gắn với chuỗi phát triển đô thị và xa lộ nông nghiệp công nghệ cao của cả nước dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]