(vhds.baothanhhoa.vn) - Với sự nỗ lực trong sản xuất mắm truyền thống, năm 2022 cơ sở làm mắm của ông Đặng Văn Sơn, xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn đã được công nhận 2 sản phẩm OCOP 3 sao: mắm tôm Bạch Câu và mắm tép Bạch Câu. Đây là cơ hội tốt để cơ sở tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Mắm tôm Bạch Câu: Đậm đà hương vị Việt

Với sự nỗ lực trong sản xuất mắm truyền thống, năm 2022 cơ sở làm mắm của ông Đặng Văn Sơn, xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn đã được công nhận 2 sản phẩm OCOP 3 sao: mắm tôm Bạch Câu và mắm tép Bạch Câu. Đây là cơ hội tốt để cơ sở tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Mắm tôm Bạch Câu: Đậm đà hương vị Việt

Cơ sở sản xuất mắm của ông Đặng Văn Sơn.

Từ lâu, mắm tôm và mắm tép Bạch Câu đã nổi tiếng thơm ngon, hấp dẫn thực khách. Hai loại sản phẩm này gắn liền với nghề truyền thống làm mắm của xã Nga Bạch, Nga Sơn.

Vùng đất Nga Bạch, từ xưa có làng Bạch Câu đã nổi tiếng với hương vị mặn mòi từ cá. Nghề biển đã gắn kết với những con người nơi đây tạo nên nhiều giá trị truyền thống từ kinh tế biển. Nga Bạch chỉ cách biển có 6km, gần sông Lạch Sung nên rất có lợi thế khai thác thủy hải sản. Đam mê, lại được kế thừa phát huy nghề truyền thống, ông Đặng Văn Sơn đã không ngừng nỗ lực tìm nguồn nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào chế biến, phát triển thêm những sản phẩm khác từ mắm mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Con moi, con tép là 2 sản phẩm chủ lực tạo nên hồn cốt đậm đà hương vị Việt. Để có sản phẩm thơm ngon thì nguyên liệu phải được chọn lựa kỹ càng, tiếp theo là việc vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến cho ra thành phẩm hoàn chỉnh. Mắm tôm phải là những con moi tươi và muối tinh. Muối để 1 năm chảy hết nước mặn mới đưa vào sản xuất, thời gian để cho mắm tôm ngấu từ 8 tháng đến 1 năm. Nguyên liệu mắm chua cũng từ con moi thêm tỷ lệ thính được trộn pha từ 6 - 8 tháng nên mau ngấu hơn”, ông Đặng Văn Sơn chia sẻ.

Để phát triển các sản phẩm ra thị trường, những năm gần đây ông đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất với nguồn vốn gần 2 tỷ đồng: nhà xưởng, bể ủ mắm, máy nghiền, long trà (làm bằng tay, lọc tạp chất). Vì thế, sản lượng mắm tôm, mắm tép luôn đạt 250 tấn/năm. Đồng thời tạo nhiều việc làm cho lao động với mức thu nhập từ 4 - 8 triệu đồng/người/tháng. Sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, thương hiệu mắm tôm và mắm tép của cơ sở được tiêu thụ tốt hơn. Nếu trước đây sản phẩm chỉ đóng chai, bán theo cân thì nay được đầu tư thêm bao bì, mẫu mã, tem nhãn, truy suất mã vạch để khách hàng dễ tiếp cận, tin tưởng ở chất lượng sản phẩm. Ông Sơn chia sẻ: Hướng phát triển trong thời gian tới chúng tôi sẽ đa dạng sản phẩm hơn. Tôi cũng mong các cấp, các ngành tạo điều kiện về quỹ đất để mở rộng khu sản xuất, nâng cao chất lượng, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]