(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Với ưu điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng tốt, thu hoạch đảm bảo, những năm gần đây mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng được rất nhiều hộ gia đình ở các huyện ven biển áp dụng lựa chọn để phát triển kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát

(VH&ĐS) Với ưu điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng tốt, thu hoạch đảm bảo, những năm gần đây mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng được rất nhiều hộ gia đình ở các huyện ven biển áp dụng lựa chọn để phát triển kinh tế.

Hiện nay toàn huyện Hoằng Hóa có 8 xã đã áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích lên tới 72 ha/94 hộ. Trong đó đặc biệt là xã Hoằng Yến có 25 hộ trên diện tích 25 ha, Hoằng Trường 19 hộ trên 10,1 ha, Hoằng Phụ có 36 hộ trên diện tích 29.2 ha.

Với mô hình này xã Hoằng Yến đã tạo được công ăn việc làm giải quyết trên 200 lao động ở địa phương nâng cao nguồn thu nhập, khai thác phát triển tiềm năng về ngành thủy sản.

Ông Nguyễn Văn Tốt - Chủ tịch xã Hoằng Yến cho biết: Diện tích xã là 250 ha nuôi trồng thủy hải sản, trong đó có tới 125 ha nuôi tôm sú, cua các loại. Có thể nói thu nhập từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao tính trung bình đạt 20 tấn/1 ha thu được 2 tỷ. Trừ hết chi phí, người dân vẫn thu lãi từ 500 triệu đến 600 triệu đồng/1 ha.

Trong năm năm thực hiện mô hình này, gia đình anh Nguyễn Minh Ngọc thôn 2, và anh Lê Trọng Hòa thôn 3 cho biết so với trồng lúa thì việc nuôi tôm thẻ chân trắng lãi gấp hơn 10 lần.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Văn Tốt chia sẻ: Người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn giống, thức ăn, thuốc bảo vệ, đầu ra cho con tôm. Mặt khác, cơ sở hạ tầng về giao thông thủy lợi cũng như là hệ thống điện còn rất bất cập cho các hộ tham gia mô hình. Cần được sự quan tâm cũng như có cơ chế chính sách cho mô hình nuôi trồng thủy hải sản, như hỗ trợ về hóa chất (clo) để xử lý dứt điểm mầm bệnh ngay từ bước đầu tiên. Hiện nay, xã Hoằng Yến đã thành lập Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản chịu trách nhiệm về con giống, thức ăn... và tìm đầu ra giúp người dân chủ động và hiệu quả hơn trong việc làm kinh tế.

Ngành nông nghiệp của tỉnh xác định giống tôm thẻ chân trắng là loại nuôi chủ lực trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Chính vì vậy một số huyện ven biển đã khuyến khích người dân chuyển đổi phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]