(vhds.baothanhhoa.vn) - Người ta biết đến ông không chỉ bởi ông tích cực tham gia các phong trào văn hóa - văn nghệ của địa phương, mà còn nổi tiếng với công việc lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc Mường. Ông là Phạm Minh Phụng ở thôn Bái E, xã Quang Trung (Ngọc Lặc).

Người “giữ hồn” cho văn hóa Mường

Người ta biết đến ông không chỉ bởi ông tích cực tham gia các phong trào văn hóa - văn nghệ của địa phương, mà còn nổi tiếng với công việc lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc Mường. Ông là Phạm Minh Phụng ở thôn Bái E, xã Quang Trung (Ngọc Lặc).

Người “giữ hồn” cho văn hóa Mường

Ông Phạm Minh Phụng đam mê với việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Mường.

Nhiều năm nay ông Phụng luôn được đồng bào Mường nơi đây kính trọng và xem là “cây đại thụ”, người truyền “lửa” cho bà con trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Với ông, ngay từ khi mới lọt lòng, tiếng chiêng, tiếng sáo, tiếng khèn bè của người Mường đã ăn sâu vào tiềm thức, nuôi dưỡng tâm hồn, để rồi những làn điệu dân ca, dân vũ đã ngấm vào tâm hồn ông từ lúc nào không biết, và niềm đam mê sưu tầm, tập hát bắt đầu nhen nhóm trong ông. Rồi cứ thế, không quản nắng mưa, ông đã bỏ nhiều công sức, dành nhiều tâm huyết đi sưu tầm các bài hát cổ lưu giữ được trong các bản làng của đồng bào dân tộc Mường. Vùng nào có hát đối đáp của người Mường là ông tìm đến nghe, sưu tầm bằng được. Ông tìm đến từng nhà nghệ nhân, hoặc thậm chí tranh thủ mỗi buổi biễu diễn, mỗi cuộc gặp gỡ để “gom” cho mình từng bài hát, từng nhạc cụ…

Đi nhiều nơi, sưu tầm và sáng tác nhiều bài hát về dân tộc Mường, đến nay ông đã sưu tập được hàng chục băng đĩa nhạc dân tộc, có đầy đủ các loại nhạc cụ như sáo, trống, nhị, cồng chiêng… Ông thường xuyên được mời sáng tác và biểu diễn tại các hội nghị từ các bản làng lên xã rồi đến huyện, rồi được mời đi biểu diễn ở khắp các địa phương trong tỉnh và đã nhiều lần đoạt giải cao. Tiêu biểu như tiết mục “Hòa tấu cồng chiêng” do ông biểu diễn đã giành giải nhất trong ngày hội văn hóa dân tộc Mường của tỉnh; hay tiết mục “Con nhớ về lời ru của mẹ” cũng đoạt giải nhất khi ông tham dự Hội diễn văn nghệ ngành tài chính… Song, ông luôn tâm niệm thành công lớn nhất của mình không phải là những giải thưởng, mà phần thưởng lớn nhất đến thời điểm này chính là được thấy các con, các cháu đã biết và say mê hát các làn điệu của dân tộc mình.

Không chỉ tận tâm với việc “truyền lửa” cách thức đánh cồng chiêng cho người dân trong xã, huyện, ông còn rất tích cực truyền dạy cho các em học sinh tại các trường học trên địa bàn huyện. Với khả năng am hiểu đến mức điêu luyện, ông say sưa chia sẻ với chúng tôi về những kỹ thật đánh chiêng. Theo ông, khi đánh chiêng, tay phải dùng dùi, tay trái lúc chặn vào mặt chiêng, lúc rời khỏi mặt chiêng sẽ tạo ra những âm thanh lúc trầm, lúc bổng, cuốn hút người nghe.

Để tiếng nhạc chiêng được trầm hùng, dồn dập, du dương theo điệu nhạc và vang xa, phải đánh chiêng theo sự điều chỉnh độ mạnh, nhẹ của lực tay và chân. Cùng với đó, nghệ nhân diễn tấu chiêng phải nắm bắt rõ về các bài nhạc chiêng, các làn điệu dân ca mà biểu diễn cho phù hợp với từng loại lễ hội…

Nghe ông kể chuyện rồi được ngắm nhìn những những hiện vật của dân tộc Mường, cách làm và cách giữ để chúng luôn mới suốt mấy chục năm qua, chúng tôi mới cảm nhận được nỗ lực của ông trong công tác bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc.

Tuy nhiên, theo ông hiện nay việc phát huy được nét độc đáo văn hóa đó trong đời sống hiện đại gặp rất nhiều khó khăn. Bởi người trẻ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít quan tâm, chủ yếu sinh hoạt theo văn hóa của người Kinh; không còn mấy mặn mà với tiếng sáo, tiếng cồng chiêng, không muốn mặc những bộ quần áo của dân tộc mình… Do đó, ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm đó là làm sao để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]