Người làm công tác di sản văn hóa sẽ phải ứng xử theo bộ quy tắc nghề nghiệp
Quy tắc nhằm xác định các chuẩn mực của người làm nghề trong hành vi ứng xử, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, làm biến dạng, sai lệch và có nguy cơ mai một, hủy hoại... giá trị di sản văn hóa.
Huế đã trở thành “điểm hẹn” của nghệ thuật truyền thống qua các mùa Festival và năm nay sẽ đặc biệt hơn với sự kết hợp của Năm Du lịch Quốc gia. (Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+)
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa vừa chính thức được Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương ký Quyết định ban hành.
Mục tiêu của quy tắc nhằm xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, nhằm thống nhất nhận thức, hành động của người làm công tác di sản văn hóa, ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tiêu cực, làm biến dạng, sai lệch và có nguy cơ mai một, hủy hoại di sản trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Quy tắc cũng góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người làm công tác di sản văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Theo đó, bộ quy tắc gồm các quy tắc ứng xử chung và 5 quy tắc cụ thể: Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp (trên các lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và thông tin); Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp; Quy tắc ứng xử đối với tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, tham quan di sản văn hóa; Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông, không gian mạng; Quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác.
Quy tắc ứng xử chung bao gồm 9 nội dung, trong đó, người làm công tác di sản văn hóa phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và của nhân dân lên trên hết, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, uy tín và danh dự người làm công tác di sản văn hóa phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.
Với lối kiến trúc châu Âu độc đáo, cung An Định Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: Vương Công Nam)
Mỗi cá nhân, tập thể, cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, các công ước quốc tế về lĩnh vực di sản văn hóa mà Việt Nam tham gia; đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người làm công tác di sản văn hóa, tôn trọng sự đa dạng của di sản văn hóa, không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Quy tắc ứng xử chung cũng đề nghị những người làm công tác di sản văn hóa cần không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc; có ý thức đấu tranh với hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; đề cao quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chống lại việc 2 buôn bán trái phép di sản văn hóa hoặc các hành động phi đạo đức trong lĩnh vực di sản văn hóa.
Đồng thời, bộ quy tắc ứng xử nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ; không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; không lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để trục lợi cá nhân.../.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-13 09:52:00
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
-
2025-04-13 09:51:00
Xuất bản cuốn sách “Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
2025-04-13 07:01:00
50 năm và ẩn số trong bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập
Về Yên Thọ xem Lễ hội Đền Đồng Cổ
Đại thắng mùa xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Bộ sưu tập âm nhạc của nhạc sỹ Hoàng Vân được vinh danh Di sản Tư liệu Thế giới
11 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh
“Tiếc thay”, không phải “thương thay”
UNESCO sẽ vinh danh Danh nhân Lê Quý Đôn và Bộ sưu tập của nhạc sỹ Hoàng Vân
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ bắt đầu thu vé tham quan
Hướng dẫn điều chỉnh và xác định đơn vị hành chính có di tích, di sản
Lần đầu tiên sách tiếng Việt được đưa vào thư viện lớn nhất ở thủ đô Brussels