(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng để mỗi người dân Việt Nam noi theo. Những tư tưởng, quan điểm của Bác về thanh niên và công tác thanh niên là di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng là những cống hiến to lớn của kho tàng lý luận giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy truyền thống - tuổi trẻ xứ Thanh học và làm theo gương Bác

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng để mỗi người dân Việt Nam noi theo. Những tư tưởng, quan điểm của Bác về thanh niên và công tác thanh niên là di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng là những cống hiến to lớn của kho tàng lý luận giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay.

Kể từ lúc lên đường bôn ba khắp các nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á tìm con đường giải phóng dân tộc từ tuổi thanh niên cho đến trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Bác thường xuyên quan tâm chăm lo săn sóc, bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ. Bác luôn tin tưởng vào khả năng cách mạng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc giành độc lập, bảo vệ, dựng xây, phát triển đất nước Việt Nam hùng cường sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn biển.

Sau khi tìm được ánh sáng cách mạng vô sản, chủ nghĩa Lênin, Bác đã nhanh chóng tuyên truyền lý tưởng cộng sản qua các bài viết tuyên truyền trên sách báo ở Pháp, mở các lớp đào tạo mà chủ yếu là những người trẻ ở Quảng Châu (Trung Quốc). Những lãnh tụ suất sắc của Đảng ta trong giai đoạn từ 1930 đến 1945 phần lớn là những người trẻ, tiêu biểu như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai,... Dù bị kẻ thù hành hạ tra tấn bằng nhiều thủ đoạn tàn ác, dã man nhưng ý chí, niềm tin của các chiến sỹ cách mạng không hề lay chuyển. Máu đào của họ thấm vào lòng đất “Mẹ” càng cổ vũ thôi thúc bao lớp người kế tục sự nghiệp còn dang dở để làm nên mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xây dựng chính quyền công nông theo đường lối cách mạng vô sản đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ và gian khổlực lượng đoàn viên thanh niên hưởng ứng tích cực lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác đã hăng hái tòng quân nhập ngũ, tham gia các đoàn dân công tiếp lương, tải đạn phục vụ nhiều chiến trường. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” có sự đónggóp to lớn của đoàn viên thanh niên cả nước nói chung và tuổi trẻ Thanh Hóa nói riêng.

Trong giai đoạn cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện sức người sức của cho miền Nam đánh Mỹ - Ngụy, cùng với đồng bào cả nước lớp lớp thanh niên đã nhập ngũ vào bộ đội, thanh niên xung phong phục vụ sản xuất và chiến đấu. Khi giặc Mỹ dùng không quân, hải quân thực hiện chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, các thế hệ thanh niên hưởng ứng Lời kêu gọi thiêng liêng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Bác đã xung phong vào chiến trường lập nên những kỳ tích oanh liệtlàm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 để non sông thu về một mối Nam Bắc vui sum họp một nhà.

Trong niềm vui thống nhất đó tiếc rằng Bác đã đi xa, bởi tâm niệm thường trực “Miền Nam luôn trong trái tim tôi” phải gần sáu năm lúc Bác đi xa mới thành hiện thực. Tin tưởng ở thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước nên công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lòng tự tôn tự hào dân tộc cần phải quan tâm đúng mức. Thanh niên cũng phải là lực lượng tiên phong trong học tập kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề ở từng lĩnh vực công tác. Làm được như vậy thế hệ trẻ Việt Nam mới thực hiện mong ước của Bác trong bản Di chúc nổi tiếng của Người: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên””.

Trong giai đoạn kiến thiết dựng xây, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, thế hệ trẻ Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành sứ mệnh cách mạng vẻ vang mà Bác hằng mong đợi. Thế hệ trẻ đã có nhiều cố gắng vươn lên nắm bắt các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nhân loại áp dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Nhiều đoàn học sinh tham dự các kỳ thi quốc tế đã giành được thứ hạng cao. Nhiều vận động viên giành huy chương vàng, bạc, đồng đem lại vinh quang cho đất nước. Nhiều tài năng văn hóa nghệ thuật giành thành tích cao đã đưa nền văn hóa, văn minh Việt Nam hội nhập sâu cùng thế giới. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm của thanh niên trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội đã nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả lao động, cải thiện, bảo vệ môi trường sống, lập thân lập nghiệp đã trở thành hình mẫu, gương sáng cho mọi người học tập, làm theo. Những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ nêu trên đã góp phần cùng quân, dân cả nước giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thách thức vươn lên trong hội nhập phát triển.

Song bên cạnh những kết quả, thành tựu nêu trên trong học tập và làm theo lời căn dặn của Bác thế hệ trẻ Việt Nam cũng còn những non yếu, lệch lạc trong nhận thức, lối sống, nếp sống. Một bộ phận thanh niên ngại học tập, lười lao động, chạy theo thị hiếu thẩm mỹ tầm thường không phù hợp với thuần phong, mỹ tục dân tộc. Lối sống đua đòi, ăn chơi sa đọa, dính vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cướp giật, đâm chém nhau đã làm tha hóa một bộ phận thanh thiếu niên bị dư luận xã hội phê phán, không đồng tình...

Nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ to lớn, nặng nề nhưng rất vẻ vang của thanh niên trong giai đoạn cách mạng hiện nay thiết nghĩ thế hệ trẻ cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: Đẩy mạnh và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lý tưởng đạo đức cách mạng cho tầng lớp thanh, thiếu niên. Không ngừng học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Giáo dục tình yêu với gia đình, quê hương, đất nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc để lớp trẻ xây dựng hoài bão, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức. Xây dựng lối sống, nếp sống học tập, lao động nhiệt tình, khẩn trương nghiêm túc và khoa học để tạo ra nhiều kết quả, sản phẩm công trình phục vụ nhu cầu cuộc sống. Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ, hợp tác giúp nhau trong học tập, lao động nghiên cứu khoa học tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Kế thừa và phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập, phát triển, đồng thời tích cực phê phán, đẩy lùi những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan ra khỏi cộng đồng. Chăm lo gìn giữ bảo vệ môi trường sống. Tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động hạn chế tác động đến biến đổi khí hậu gây ô nhiễm môi trường. Đổi mới nội dung hình thức hoạt động, tập hợp thanh niên phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị, địa phương nhằm tạo sự đa dạng phong phú của tuổi trẻ. Duy trì và phát động phong trào thi đua trong thanh niên, có biểu dương khen thưởng và phê bình nhắc nhở kịp thời nhằm tạo nhiều điển hình tiên tiến của tập thể cá nhân và nhân rộng điển hình.

Với nhiệt tình, đam mê, hoài bão và khát vọng tuổi trẻ, tin rằng thế hệ trẻ hôm nay sẽ kế thừa phát huy sự nghiệp của lớp người đi trước làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển, đúng như mong đợi của Bác trong thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong 14/5/1961: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở thành người công dân tốt, người cán bộ của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Phạm Minh Trị

Cô giáo tâm huyết với cuộc thi tìm hiểu về Danh xưng Thanh Hóa

Với niềm ham mê hiểu biết, tìm hiểu về truyền thống lịch sử văn hóa quê hương Thanh Hóa, mong muốn góp sức nhỏ bé của mình để làm lan tỏa, gắn kết niềm tự hào, tình yêu quê hương xứ sở, cô Ngô Thị Hạnh, giáo viên Trường TH Trung Thành (Nông Cống) đã dành nhiều thời gian sưu tầm, nghiên cứu tư liệu qua sách báo, mạng Internet để biên soạn bài viết tham dự cuộc thi “Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”.

Chị Ngô Thị Hạnh (người ngoài cùng bên trái) cùng các thầy cô giáo trong trường bên tác phẩm dự thi 990 năm Danh xưng Thanh Hóa.

Cô giáo Ngô Thị Hạnh chia sẻ: Toàn bộ bài thi 12 quyển, gồm trên 5.000 trang giấy được đánh máy đóng bìa cứng và khoảng trên 2.000 trang in màu. Trong 10 quyển phụ lục thì có 2 quyển minh họa toàn bộ bằng hình ảnh. Một quyển là triển lãm ảnh mini “Thanh Hóa xưa và nay” được in trắng đen ảnh thời xưa và in màu thời nay, một quyển là những thành quả sau công cuộc hơn 30 năm đổi mới của Thanh Hóa ở hầu hết tất cả các mặt văn hóa, chính trị, xã hội, thương mại, y tế, giáo dục, xuất khẩu, đào tạo nghề, an ninh, quốc phòng, hợp tác quốc tế và được in màu toàn bộ các hình ảnh gần 500 trang. Ngoài ra, trong 12 quyển thì có một quyển viết bằng tiếng Anh giới thiệu những địa điểm du lịch và ẩm thực đặc sắc cũng như vùng đất và con người của xứ Thanh.

Là một giáo viên dạy tiếng Anh, ngoài việc đến trường, cô Hạnh còn phải hoàn thành nhiệm vụ của một người phụ nữ trong gia đình, dù bận rộn nhưng chị biết sắp xếp thời gian một cách khéo léo để làm bài dự thi. Sau khoảng 5 tháng miệt mài thì bài thi hoàn thành.

Chị Hạnh cho biết thêm: Có thời điểm gần đến hạn nộp bài, mình phải tranh thủ làm bài đến 3,4 giờ sáng, có những đoạn viết hàng chục lần chưa ưng, tìm 5,6 ngày mới được bức ảnh đúng và ưng ý. Nhưng mình thực sự thấy vui và bổ ích.

Thông qua cuộc thi này, lại một lần nữa mình có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về xứ Thanh, về nguồn gốc Danh xưng Thanh Hóa, hiểu hơn về sự hình thành và phát triển lịch sử của quê hương, thấm nhuần truyền thống dựng nước của ông cha từ đó nỗ lực vươn lên trong lao động học tập làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu.

Linh Hương

Khát vọng khởi nghiệp trên vùng đất khó

Họ là những người trẻ, từ nhiều miền quê khác nhau. Họ cũng khác nhau về công việc, sở trường. Nhưng, họ giống nhau ở khát vọng. Bằng trí tuệ, niềm đam mê và sự nỗ lực những người trẻ ấy đã góp phần làm thay đổi cuộc sống.

Chàng thạc sĩ “mê” trồng cây ăn quả

Sau khi tốt nghiệp đại học và tiếp tục học thạc sỹ, Hoàng Công Nhiều (SN 1992), xã Thành Tâm (Thạch Thành) trở về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Hoàng Công Nhiều, xã Thành Tâm (Thạch Thành) thành công với mô hình trồng cây ăn quả.

Khi về quê Nhiều xin làm kế toán của Hợp tác xã Vận tải huyện Thạch Thành. Nhận thấy gia đình mình có lợi thế về đất đai, Nhiều luôn ấp ủ sẽ biến diện tích đất này làm cây ăn quả. Nghĩ là làm, năm 2016, Nhiều vay mượn khắp nơi được 100 triệu đồng để bắt tay vào việc cải tạo vùng đất rộng hơn 8 ha, rồi mua các loại cây ăn quả về trồng. Để các loại cây này phát triển tốt trên vùng đất “khó” không phải là điều dễ dàng, Nhiều phải học hỏi qua thông tin đại chúng, kinh nghiệm của những người đi trước, cộng với sự đam mê, vườn cây không phụ công người chăm sóc, ngày càng phát triển. Từ một vùng đất khô cằn, ở huyện miền núi, chàng trai trẻ Hoàng Công Nhiều đã biến nơi đây thành một vùng đất xanh tươi với các loại cây như ổi, dứa, dừa xiêm.

Với mô hình trồng cây ổi đã mang lại cho Hoàng Công Nhiều trên 200 triệu/năm đã trừ chi phí. Hiện nay, 4ha dứa chuẩn bị thu hoạch và 2 ha dừa xiêm của anh đang sinh trưởng tốt sẽ giúp Nhiều có thêm thu nhập và tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình và đoàn viên thanh niên trong xã.

Ngoài công việc là kế toán của Hợp tác Vận tải Thạch Thành, Hoàng Công Nhiều còn là Phó Bí thư Đoàn xã Thành Tâm năng động, nhiệt tình, sáng tạo. Khi nói về Hoàng Công Nhiều, Bí thư Huyện Đoàn Thạch Thành Lưu Thị Dung cho biết: Nhiều là một đảng viên trẻ, một cán bộ đoàn dù ở vị trí nào, làm công việc gì, anh đều tiên phong, gương mẫu. Việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được anh cụ thể hóa thông qua thực hiện có hiệu quả phong trào hành động của đoàn. Qua các hoạt động, phong trào, anh Nhiều được đánh giá là cán bộ đoàn gương mẫu, trách nhiệm.

P.V

Cô thôn nữ khát vọng làm giàu

Đó là chị Nguyễn Thị Cẩm (SN 1987, thôn Phúc Mỹ, xã Phúc Do, huyện Cẩm Thủy) đã thực hiện thành công vớimô hình chăn nuôi gà. Hiện trang trại của chị đang nuôi 8.000 con gà, thu nhập bình quân đạt 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 2 lao động địa phương với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng.

Chị Nguyễn Thị Cẩm, thôn Phúc Mỹ, xã Phúc Do (Cẩm Thủy) làm giàu từ trang trại gà.

Sau khi tốt nghiệp ngành Chăn nuôi - Thú y (Trường ĐH Hồng Đức), mang theo ước mơ, hi vọng thoát khỏi cảnh nghèo khó nhưng chị lại phải đối diện với cảnh không việc làm. Sau đó, chị Cẩm xây dựng gia đình và làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, năm 2016, chị Cẩm bàn bạc với chồng thuê 2 ha đất để xây dựng trang trại nuôi gà với số vốn lên đến 1,5 tỷ đồng.

Khi bắt tay vào xây dựng trang trại Cẩm gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn, nhưng với sức trẻ, khát vọng “đổi đời”, cộng với những kiến thức đã tích lũy học ở trường đã giúp Nguyễn Thị Cẩm vượt qua những khó khăn, thử thách và bước đầu đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Ngoài chăn nuôi, Cẩm còn tận dụng diện tích đất trống để trồng dừa để tăng thu nhập, hiện nay dừa đang sinh trưởng tốt.

Nói về đoàn viên Nguyễn Thị Cẩm, Bí thư Đoàn xã Phúc Do Trịnh Văn Lương cho biết: Chị Cẩm không chỉ là đoàn viên xuất sắc, gương mẫu và sáng tạo mà chị còn là người “thổi lửa” cho phong trào đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế ở địa phương. Chị là tấm gương điển hình, tiêu biểu để các đoàn viên thanh niên khác noi theo.

P.V

Chàng trai dân tộc Mường vượt khó vươn lên

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế không mấy khá giả, Hà Văn Huân (SN 1986), thôn Trúc, xã Điền Trung (Bá Thước) thấu hiểu nỗi khổ của sự nghèo khó nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh đã không ngừng cố gắng vươn lên học tập, tích lũy kiến thức để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Sau khi nghỉ học, anh xây dựng gia đình và cùng vợ bắt tay làm ăn kinh tế. Nhận thấy thị trường về gạch không nung đang rất “sốt”, nên anh bàn bạc với gia đình đầu tư vào làm gạch không nung. Bước đầu mang lại hiệu quả, giúp gia đình anh cải thiện cuộc sống, có của ăn của để. Không bằng lòng với cuộc sống hiện tại, anh quyết định chuyển nhượng lại cho bạn bè và mở ra cho mình một hướng đi mới đó là nuôi lợn rừng.

Anh Hà Văn Huân, thôn Trúc, xã Điền Trung (Bá Thước) nâng cao thu nhập bằng chăn nuôi lợn rừng.

Khi chuyển hướng phát triển kinh tế anh Huân gặp rất nhiều khó khăn về vốn, giống nuôi, kinh nghiệm và giá cả bấp bênh. Nhưng không vì thế mà Huân và gia đình nản lòng, với bàn tay và sức vóc của người đoàn viên trẻ tuổi cùng sự hậu thuẫn từ phía gia đình, chẳng bao lâu sau mô hình trang trại đã đi vào ổn định, đem lại thu nhập khá cho gia đình. Đó là cả một sự nỗ lực, kiên trì không chùn bước trước những khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, mô hình chăn nuôi lợn rừnggiúp gia đình anh Huân có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Với những nỗ lực, phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng, chàng trai dân tộc Mường Hà Văn Huân xứng đáng là tấm gương sáng cho các đoàn viên thanh niên trong xã Điền Trung học tập, làm theo. Từ đó, giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp sức cho sự phát triển chung của vùng quê nơi đây.

Xuân Cường

Nhóm P.V


Nhóm P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]