(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Với việc nhiều làng nghề được hình thành, quy mô mở rộng, tạo điều kiện và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, từ đó đẩy mạnh chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển làng nghề thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

(VH&ĐS) Với việc nhiều làng nghề được hình thành, quy mô mở rộng, tạo điều kiện và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, từ đó đẩy mạnh chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Giàu lên nhờ nghề

Theo báo cáo của Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) toàn tỉnh có trên 155 làng nghề hoạt động kinh doanh tập trung, trong đó có 90 làng nghề được công nhận, thu hút trên 74.000 lao động; 704 doanh nghiệp; 28 hợp tác xã… giá trị xuất khẩu sản phẩm ngành nghề nông thôn toàn tỉnh tăng trưởng bình quân 24-26%/năm.

Làng nghề Tiến Lộc (Hậu Lộc) hiện có 6/9 thôn làm nghề rèn, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động, thu nhập bình quân từ 4-10 triệu đồng/người/năm. Các hộ làm nghề rèn truyền thống vẫn không ngừng đầu tư sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường, quảng bá, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nhờ vậy doanh thu từ ngành nghề này chiếm 55,3% tổng doanh thu của xã.

Ông Ngọ Văn Thành - Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Nhờ việc đẩy mạnh, phát triển làng nghề rèn, đến nay Tiến Lộc cơ bản giải quyết việc làm cho khoảng 50% tổng số lao động của xã, góp phần hoàn thành 15 tiêu chí NTM, trong đó có tiêu chí thu nhập, tỉ lệ hộ nghèo còn 4,5%, đời sống vật chất và tinh thần người dân không ngừng được nâng cao…”.

Không chỉ riêng làng nghề rèn Tiến Lộc, tại làng nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) cũng thu hút được 6 doanh nghiệp, 26 cơ sở đăng ký tham gia, đến nay cụm làng nghề đã góp phần tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động, giá trị sản xuất ước đạt 35-40 tỷ đồng/năm.

Ảnh: Lê Bá Dũng

Nghề dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô (Thiệu Hóa) mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế, chính sách, nhưng cũng đã thu hút trên 200 hộ tham gia, chỉ tính riêng các hộ phát triển nghề truyền thống trong xã có tổng thu nhập gần 10 tỷ đồng, trong đó bình quân mỗi hộ thu nhập từ 80-100 triệu đồng/năm.

Huyện Thiệu Hóa có 3 làng nghề chính: Đúc đồng Thiệu Trung; dệt nhiễu Thiệu Đô; bánh đa Thiệu Châu. Các làng nghề phần lớn đáp ứng nhu cầu về đầu ra, thu nhập ổn định, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm chất lượng, bắt mắt, thu hút thị hiếu của khách hàng.

Ông Đỗ Duy Trung - Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Thiệu Hóa, cho biết: “Nhìn chung các ngành nghề đã và đang đầu tư, phát triển đúng hướng, đồng thời phát huy được thế mạnh các làng nghề truyền thống trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động, qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM”.

Hướng đi mới để làng nghề phát triển

Rõ ràng những địa phương có các làng nghề thì đời sống người dân phát triển hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể tồn tại được làng nghề lại là cả một bài toán dài lâu.

Rào cản lớn nhất đối với các làng nghề hiện nay chính là mặt bằng sản xuất chật hẹp, đất chật người đông, làng nghề xen lẫn trong khu dân cư dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, không có điểm tập kết nguyên vật liệu, giao dịch hàng hóa, thậm chí các hộ thường kinh doanh, sản xuất đơn lẻ, khó tìm kiếm được thị trường đầu ra thích hợp…

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn chủ yếu quy mô nhỏ, hộ gia đình, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật và công nghệ sản xuất lạc hậu, thô sơ; sản phẩm phần lớn chất lượng chưa cao, mẫu mã đơn giản, thiếu điểm nhấn; cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển còn thấp; các loại hình dịch vụ, thông tin, thị trường, giá cả, tư vấn, kỹ thuật hỗ trợ ngành nghề; hệ thống giao thông… còn thiếu, yếu ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển làng nghề.

Phát triển làng nghề là một chủ trương, đường lối đúng đắn trong chiến lược phát triển KT-XH, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với NTM.

Vì vậy, để phát huy thế mạnh của làng nghề, trước hết cần rà soát, quy hoạch làng nghề, cụm làng nghề, triển khai các chương trình trọng điểm nhằm ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho các làng nghề; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ; đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, giao thông, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị; tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp; đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi trường; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia đầu tư, sản xuất… từ đó đẩy mạnh thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng NTM.

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]