(vhds.baothanhhoa.vn) - Pháp luật bình đẳng trước các đối tượng áp dụng, chỉ có sự ưu ái trong việc thực thi pháp luật mới tạo ra sự mất bình đẳng mà thôi.

Pháp luật giao thông và những chiếc xe thô sơ trên đường phố

Pháp luật bình đẳng trước các đối tượng áp dụng, chỉ có sự ưu ái trong việc thực thi pháp luật mới tạo ra sự mất bình đẳng mà thôi.

Pháp luật giao thông và những chiếc xe thô sơ trên đường phố

(Ảnh minh họa)

Trước quy định của pháp luật mọi đối tượng đều phải tuân thủ, không có sự phân biệt nào cả. Thế nhưng tiếc là tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều tuyến đường đô thị, trong đó có những phương tiên thô sơ mà người điều khiển là nông dân, người buôn bán nhỏ.

Những chiếc xe chở nông sản, xe bán hàng rong, xe của người lao động tự do từ nông thôn lên thản nhiên vượt đèn đỏ, dừng đỗ tùy tiện đã là hình ảnh quá quen thuộc với nhiều người tham gia giao thông ở thành phố Thanh Hóa thời gian qua.

Không phải người điều khiển phương tiện không biết mình sai, mà là nhiều người trong số họ đang phớt lờ quy định, giả vờ như không biết. Dường như họ không muốn vì phải dừng lại như mọi người khi có đèn đỏ mà làm mất đà lưu thông của chiếc xe, đến khi có tín hiệu đèn xanh lại phải bù lực cho chiếc xe trở lại tốc độ ban đầu. Cũng không phải là họ không biết những chiếc xe như thế không được dừng đỗ tùy tiện trên nhiều tuyến đường, mà bởi vì chỉ có vi phạm như thế mới tiện lợi cho công việc của họ.

Hình ảnh vi phạm ấy chúng ta nhìn thấy thường xuyên, nhưng chưa có nhiều người tham gia giao thông lên tiếng góp ý với người vi phạm. Nhiều người còn sẵn sàng dừng xe lại ở những khu vực cấm trên đường để mua hàng của họ.

Trong khi có những chiếc ô tô, xe máy vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, thì ngay lập tức nhiều người đi đường đã bức xúc phản đối, thậm chí còn quở mắng người vi phạm bị tai nạn giao thông đi để đỡ gây hại cho người khác.

Đã có rất nhiều người điều khiển phương tiện cơ giới vi phạm bị lực lượng chức năng truy đuổi, xử phạt theo quy định. Nhưng khi người điều khiển phương tiện thô sơ, nhất là xe chở nông sản, xe bán hàng rong vi phạm giao thông nhiều người lại thường nhìn họ bằng ánh mắt chia sẻ với một bộ phận yếu thế trong xã hội đang vất vả mưu sinh hàng ngày. Ít có người lên tiếng góp ý, càng ít ai có biện pháp để ngăn chặn. Liên quan đến tình trạng này cũng có ý kiến cho rằng những người vi phạm không có nhiều tiền, nên có phạt họ cũng khó để mà thi hành.

Chúng ta, gồm cả người tham gia giao thông và một bộ phận cán bộ làm nhiệm vụ quản lý giao thông vẫn đang ứng xử với người điều khiển phương tiện thô sơ vi phạm bằng thứ tình cảm nhân ái, sự sẻ chia với nổi vất vả của họ hơn là buộc họ phải bình đẳng, chịu sự điều chỉnh của pháp luật như những người điều khiển phương tiện khác. Và phải chăng, vì sự “ưu ái” ấy mà khiến cho họ ngày càng vi phạm nhiều hơn, làm cho bức tranh giao thông đô thị thêm xấu xí và bất an, ảnh hưởng không tốt đến Cuộc vận động “Người dân thành phố nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện” mà TP Thanh Hóa đang thực hiện.

Rõ ràng là pháp luật bình đẳng trước các đối tượng mà pháp luật áp dụng. Chỉ có sự ưu ái trong việc thực thi pháp luật mới tạo ra sự mất bình đẳng mà thôi.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]