(vhds.baothanhhoa.vn) - Ông Nguyễn Hữu Ngôn, người thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa) đã có cuộc hành trình hơn 30 năm để sưu tầm đồ cũ, đồ cổ. “Bảo tàng mi ni” của ông hiện lưu giữ hàng nghìn hiện vật về nông nghiệp. Ngoài ra, ông còn có bộ sưu tập đồng hồ đến từ nhiều nơi trên thế giới, bộ sưu tập tem, xe đạp qua nhiều thời kỳ... Không dừng ở việc sưu tầm, ông Ngôn còn hiến tặng hiện vật cho một số bảo tàng trên đất nước. PV Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện cùng ông.

Phải kiên trì với giá trị cũ

Ông Nguyễn Hữu Ngôn, người thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa) đã có cuộc hành trình hơn 30 năm để sưu tầm đồ cũ, đồ cổ. “Bảo tàng mi ni” của ông hiện lưu giữ hàng nghìn hiện vật về nông nghiệp. Ngoài ra, ông còn có bộ sưu tập đồng hồ đến từ nhiều nơi trên thế giới, bộ sưu tập tem, xe đạp qua nhiều thời kỳ... Không dừng ở việc sưu tầm, ông Ngôn còn hiến tặng hiện vật cho một số bảo tàng trên đất nước. PV Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện cùng ông.

Phải kiên trì với giá trị cũĐĩa cành trúc, 1 vật dụng tiêu biểu của gia đình trung lưu thời phong kiến.

Mỗi hiện vật là một kỷ niệm

PV: Cuộc hành trình hơn 30 năm, hẳn ông có rất nhiều kỷ niệm?

Ông Nguyễn Hữu Ngôn: Với tôi, mỗi hiện vật là một kỷ niệm. Tôi nhớ một kỷ niệm nho nhỏ về người nông dân đã nhượng cho tôi bộ quang gánh. Bộ quang gánh này đã gánh suốt trong cuộc đời của người phụ nữ ấy để đi bán hoa quả ở chợ Vườn Hoa. Chiếc đòn gánh nhẵn thín, đế quang đã được thay rất nhiều lần. Bà đã mang đến nhà tặng cho tôi trong tình yêu mến, sự trân trọng. Đó chính là vẻ đẹp trong cuộc sống, cơ duyên trong cuộc đời.

PV: Có khi nào ông ngạc nhiên về thành quả của ngày hôm nay?

Ông Nguyễn Hữu Ngôn: Bản thân ở cái tuổi tri túc, không hiểu sao lại làm được như vậy, đam mê như vậy. Tôi đã ngạc nhiên, tự thán phục mình. Mê một chút bản ngã của mình đã thực hành trong đời sống hàng ngày. Nếu cho tôi làm lại từ đầu, không biết có làm được như trước đây hay không mặc dù bây giờ có điều kiện tốt hơn. Ngày xưa chưa đủ ăn, đủ mặc vẫn cứ gom nhặt, chăm bẵm, tích tụ như vậy, cho đến khi nhìn lại những gì đã làm, không thảng thốt giật mình sao được.

Sưu tầm là giữ riêng cho mình thì không có giá trị lớn

PV: Nhìn lại một hành trình hơn 30 năm sưu tầm đồ cũ, đồ cổ, ông đã có cho mình một “bảo tàng mi ni” mang hơi thở của lịch sử, câu chuyện của văn hóa. Đó là một khối tài sản vô giá mà không phải ai cũng có được.

Ông Nguyễn Hữu Ngôn: Tài sản lớn nhất của tôi là thu nhận được những hiểu biết khá toàn diện, khá phong phú và đạt được đến chiều sâu nhất định. Tôi ví dụ bộ sưu tập về nông nghiệp. Khi đất nước đang tiến hành XDNTM thì phải hiểu nông thôn truyền thống như thế nào mới XDNTM đúng hướng được. Qua bộ sưu tầm về nông nghiệp, mong muốn của tôi là thành lập bảo tàng nông nghiệp để đánh giá cao vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ bảo tàng đó giáo dục tuyên truyền về tình yêu lao động, sản xuất, ý thức phát triển nông thôn theo hướng hiện đại. Muốn giáo dục tình yêu nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì phải có những giá trị hiện hữu từ xa xưa đến nay, được tích tụ, gìn giữ. Và trách nhiệm của hậu thế là phải làm sao phát huy ở mức cao nhất. Phải kiên trì với giá trị cũ.

PV: Ông đã tổ chức hàng chục cuộc triển lãm. Gần đây nhất là cuộc triển lãm “Vương triều Hậu Lê, hùng anh một thuở”. Tại cuộc triển lãm này, ông đã mang đến rất nhiều hiện vật nhà Lê. Ông muốn gửi gắm điều gì ở cuộc triển làm này?

Phải kiên trì với giá trị cũ

Bộ hình tượng rồng trên sứ cổ đã từng được ông Nguyễn Hữu Ngôn trưng bày tại cuộc triển lãm: “Vương triều Hậu Lê, hùng anh một thuở”.

Ông Nguyễn Hữu Ngôn: Mỗi cuộc triển lãm, tôi đều mang theo ý chí, niềm tin, hy vọng của mình để đánh thức một giá trị nào đó trong đời sống hôm nay. Triển lãm “Vương triều Hậu Lê, hùng anh một thưở” với tình yêu về sự tôn vinh một nhân vật vĩ đại của Thanh Hóa “địa linh nhân kiệt”. Qua cuộc triển lãm này, tôi với một ý định rất rõ đó là muốn Thanh Hóa làm sao để khôi phục lễ hội Đền Lê, sống động, hùng vĩ như nó từng diễn ra trong đời sống trước kia.

PV: Những gì ông chia sẻ để thấy được một điều quan trọng: sưu tầm không chỉ là sưu tầm?

Ông Nguyễn Hữu Ngôn: Đúng. Nếu dừng lại sưu tầm là giữ riêng cho mình thì không có giá trị lớn, không hữu ích trong đời sống xã hội. Con người sưu tầm khác những con người khác là phải liên tục giữ được tình yêu, phải đam mê. Nếu không giữ được tình yêu đấy thì nó sẽ tắt đi ngay. Tôi vẫn tiếp tục với cuộc hành trình này, lửa đam mê vẫn phải được giữ mãi...

Vi An (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]