(vhds.baothanhhoa.vn) - Để đảm bảo an toàn hồ đập, đê điều trước mùa mưa lũ, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa cho biết, đến thời điểm hiện tại công tác chuẩn bị cũng như các phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” đã được chính quyền các địa phương sẵn sàng.

Sẵn sàng cho mùa mưa, lũ

Để đảm bảo an toàn hồ đập, đê điều trước mùa mưa lũ, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa cho biết, đến thời điểm hiện tại công tác chuẩn bị cũng như các phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” đã được chính quyền các địa phương sẵn sàng.

Sẵn sàng cho mùa mưa, lũ

Đập Thành Trực, huyện Thạch Thành chưa được đầu tư trước mùa mưa lũ

Do là tỉnh có số lượng sông, hồ đập dày đặc, hằng năm nhiệm vụ đảm bảo an toàn, công tác phòng, chống thiên tai luôn là một trong những nhiệm vụ cấp thiết được các ngành chức năng, chính quyền các địa phương đặt lên hàng đầu.

Mùa mưa lũ năm 2021, theo rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 610 hồ chứa và 1.023 đập dâng. Trong số 610 hồ chứa, hiện còn 93 hồ chứa nhỏ và vừa, chủ yếu do các địa phương quản lý xuống cấp, hư hỏng, mất an toàn chưa được đầu tư.

Với vai trò phục vụ tưới tiêu cho hơn 20 ha nông nghiệp huyện miền núi Như Xuân, hồ Đầm Trời (thị trấn Yên Cát) qua rà soát thân đập đất có tấm lát thượng lưu nhưng xuống cấp, bong tróc. Trong khi tràn xả lũ được xây dựng tạm, khả năng sử dụng hiệu quả thấp; cống lấy nước bị rò rỉ, khả năng giữ nước, cung cấp nước kém…

Chung tình trạng là hồ chứa nước Ao Bai (thị trấn Yên Cát) được xây dựng từ lâu, thân hồ đắp bằng đất đã xuất hiện nhiều đoạn bị nứt nẻ gây rò rỉ nước. Mái thượng lưu nhiều đoạn bị sạt trượt, tràn xả lũ hư hỏng nặng, nước thấm qua sàn, cống lấy nước xây tạm cũng bị rò rỉ và không có thiết bị tiêu nước, lớp gia cố mái bị hỏng.

Rà soát cho thấy, huyện Như Xuân hiện có tới 118 hồ, đập phục vụ tưới tiêu cho hơn 1.300 ha đất nông nghiệp. Hầu hết các hồ, đập chứa nước đều được xây dựng từ trước năm 2000, chủ yếu là đập đất đã xuống cấp, cần được đầu tư.

Để đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ 2021, chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đã gia cố, chủ động xây dựng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, về vật tư, vật liệu như cọc tre, bao cát, rọ đá… cũng như xây dựng các phương án di dân khi cần thiết.

Tại huyện Nông Cống, do có nhiều xã thuộc vùng trũng, thấp, bước vào mùa mưa lũ là xảy ra tình trạng ngập úng. Để giải quyết những bất cập trên, ông Cao Bát Chí, Phó Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: “Đến thời điểm hiện tại, giai đoạn 1 của dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống về cơ bản đã hoàn tất. Đây được xem là nỗ lực lớn góp phần đảm bảo tiêu thoát lũ, xóa bỏ tình trạng ngập úng cho 9 xã vùng trũng thấp của huyện Nông Cống”.

Riêng đối với hệ thống đê điều, Sở Nông Nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng 33 trọng điểm, trong đó có 2 trọng điểm loại 1.

Thọ Xuân là huyện có các hệ thông sông Cầu Chày, sông Chu, sông Hoàng, sông Tiêu Thủy với hơn 100 km đê bao. Trước mùa mưa lũ năm 2021, để chủ động trong công tác an toàn đê điều, hồ đập, từ tháng 2-2021 Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã tổng rà soát sự chuẩn bị của các xã, những vật tư hư hỏng đã được bổ sung, thay thế.

Đến thời điểm hiện tại, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thì công tác chuẩn bị các loại vật tư, phương tiện phòng chống thiên tại như: Đất dự trữ, đá dăm, cát, cọc tre, rọ thép, phát quang mái đê... đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” đã được các huyện, xã trên địa bàn tỉnh hoàn tất, đạt 100% kế hoạch.

"Riêng 33 trọng điểm an toàn đê mà tỉnh đã xây dựng thì 1/3 các công trình đã được đầu tư, sẵn sàng kiểm chứng qua mùa mưa lũ năm nay”, ông Nam cho biết thêm.

Sơn Đình - Linh Hương


Sơn Đình - Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]