Chúng ta hãy học Quốc hội, mỗi đại biểu chỉ nói ngắn gọn trong 7 phút, nói gọn, đi thẳng vào vấn đề để nêu lên thực trạng và tìm ra giải pháp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

‘Bóng đá còn hiện tượng nhường điểm, vỗ vai nhau không?’

Chúng ta hãy học Quốc hội, mỗi đại biểu chỉ nói ngắn gọn trong 7 phút, nói gọn, đi thẳng vào vấn đề để nêu lên thực trạng và tìm ra giải pháp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc xử lý các sai phạm của trọng tài phải chính xác.

Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chiến lược phát triển bóng đá nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổ chức vào sáng qua 19.12, tại Bộ VHTTDL.

Tinh thần ấy cũng được Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện nêu lên ngay trong phần phát biểu khai mạc hội nghị. Dù đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của VFF, các địa phương, các CLB... đã giúp cho bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận nhưng Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng bóng đá Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, cần được thẳng thắn nhìn nhận. Với tinh thần ấy, hội nghị đã trực diện vào những vấn đề nóng, hỏi thẳng, đáp thẳng, nhằm tìm ra giải pháp cho bóng đá Việt Nam phát triển toàn diện.

Bóng đá Việt Nam có chấp nhận một khoảng lặng?

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, hội nghị phải xới lên được các vấn đề cốt lõi của bóng đá Việt Nam để thấy được rằng với tình yêu mãnh liệt mà người dân dành cho bóng đá như thế thì bóng đá đã có đủ các điều kiện để phát triển chưa hay như việc chúng ta có nhất thiết phải làm theo quốc tế, để người ta làm thế nào thì mình làm thế ấy không? “Chúng ta cũng phải trả lời được câu hỏi tại sao bóng đá Việt Nam lại phát triển theo hình chóp ngược, sao đội vô địch không có đủ điều kiện dự AFC Champions League. Bây giờ bóng đá Việt Nam trọng tâm là cái gì, bóng đá trẻ hay bóng đá phong trào, bóng đá nữ hay giải đấu chuyên nghiệp? BTC giải đã tốt chưa, tổ chức đã chuyên nghiệp chưa, còn hiện tượng nhường điểm, “vỗ vai”, các đội đá đã thật chưa, đẹp chưa”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng tình trạng bạo lực ở các giải đấu là rõ ràng rồi, vì thế cần phải nhìn nhận, phải bàn luận lại xem bạo lực đang ở mức độ nào: “Tôi cho rằng rõ ràng như thế bóng đá của chúng ta chưa đẹp. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận để từ đó mới nhận ra được tới đây phải làm như thế nào? Xới lại chuyện cũ không phải là để chỉ trích, quy kết nhau mà là để tìm ra giải pháp nhằm tiến lên, có được phương châm làm cho tốt. Phải chăng bóng đá không nóng vội được, phải theo quy định quốc tế nhưng cần có thời gian, phải có lộ trình, phải kiên trì, không thể buông lỏng được. Liệu đại diện các đội bóng ngồi đây có dám khẳng định kiên quyết nói không với tiêu cực? Bóng đá Việt Nam có dám chấp nhận một khoảng lặng không hay là cứ chiều chuộng, vuốt ve nhau? Xới lên như thế không phải để chúng ta căng thẳng với nhau mà là để chúng ta thống nhất trong hành động vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam”.

Thanh Hóa có lo ngại tiêu cực không?

Sau khi đại diện cho Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa trình bày tham luận rút gọn theo yêu cầu 7 phút, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: Liệu Thanh Hóa có lo ngại tiêu cực ngay trong đội bóng đang xếp vị trí á quân V.League? Liệu trong nội bộ cầu thủ Thanh Hóa có tiêu cực không? Trả lời câu hỏi hóc búa này, đại diện Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa cho biết tỉnh luôn đặt vấn đề chống tiêu cực trong bóng đá lên hàng đầu: “Bóng đá Thanh Hóa tuy chưa có tiêu cực nhưng biểu hiện tiêu cực là có. Đội bóng FLC Thanh Hóa vì thế rất cẩn trọng từ việc tuyển chọn HLV đến cầu thủ, đều ưu tiên vấn đề đạo đức lên hàng đầu”.

Phó Thủ tướng tiếp tục chất vấn: “Đúng là vấn đề tư tưởng đạo đức rất quan trọng nhưng anh em làm bóng đá, sự nghiệp ngắn, vì vậy cần phải có thu nhập cao. Mà muốn có thu nhập cao thì khán giả phải đến sân đông. Muốn như thế thì phải đá hay, đá đẹp, đá thật. Tôi đã từng làm việc với Bí thư, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa. Họ nói thẳng, không thể một đội, một tỉnh chống tiêu cực được mà tất cả phải đồng lòng. Như thế có đúng không? Trả lời Phó Thủ tướng, đại diện cho Thanh Hóa nói: “Vấn đề tiêu cực trong bóng đá không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng có, một mình Thanh Hóa thì không thể chống được mà tất cả phải chung sức, đồng lòng. Nếu không đồng lòng thì tiêu cực trong bóng đá giống như căn bệnh sẽ lây lan. Muốn chống tiêu cực thì chúng ta phải có giải pháp, phải tiến hành đồng bộ. FLC xin hứa là nghiêm túc trong vấn đề này và hứa sẽ đi tiên phong trong cuộc chiến chống tiêu cực”.

Toàn cảnh hội nghị.

"Mình không uống rượu nhưng người ta cứ mời, cứ ép buộc mình phải uống"

Trình bày tham luận về vấn đề trọng tài, Trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi cho rằng công việc của các trọng tài là khó khăn đôi khi còn nguy hiểm vì phải chịu quá nhiều áp lực, phải đưa ra quyết định ngay, không có nhiều thời gian nghị án trong khi việc quyết định đúng, sai lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trăm lần xử lý đúng thì không ai nhắc nhưng chỉ 1 sai lầm là người ta sẽ nhắc đi, nhắc lại, thậm chí đến hết cả cuộc đời. Trọng tài cũng là con người, trên thế giới các trọng tài cũng mắc sai lầm nên cần phải khách quan hơn. Ông Mùi nhắc lại vụ tiêu cực bóng đá xảy ra tại SEA Games 2005 khi đó hàng chục trọng tài, lãnh đội vướng vòng lao lý. “Đó là bài học đau xót và cũng cho thấy rằng tiêu cực không bắt nguồn từ trọng tài mà bắt nguồn từ các câu lạc bộ. Các CLB đã chấp nhận cuộc chơi thì đừng nghi ngờ các trọng tài nữa”.

Ngay lập tức Phó Thủ tướng nhắc khéo: Nếu mình không uống rượu nhưng người ta cứ mời, cứ bắt ép thì mình phải uống? Ông Mùi đáp lời Phó Thủ tướng: “Ban trọng tài lúc nào cũng động viên để các trọng tài vững vàng nhưng nếu có sự tác động từ các CLB thì trọng tài dễ bị sa ngã. Một mình giới trọng tài không thể chống được tiêu cực mà phải xuất phát từ các CLB nữa”. Ông Mùi cũng nhắc lại rằng các CLB đã chấp nhận cuộc chơi thì đừng nghi ngờ trọng tài. Phó Thủ tướng cho rằng để tạo nên một bức tranh bóng đá như thế này là có sự góp sức của tất cả các thành phần, từ cầu thủ, HLV, CLB, trọng tài, BTC giải... “Tại anh tại ả, chứ không ai một mình làm nên bức tranh bóng đá như thế cả. Người ta có quyền nghi ngờ. Ở giải của Anh, dù áp dụng công nghệ nhưng trọng tài vẫn sai sót bởi trọng tài là con người. Thế nhưng vấn đề là sau trận đấu đó người ta xử lý rất chuẩn, treo còi vài trận, thậm chí là treo còi vĩnh viễn. Chúng ta không thể kêu gọi mọi người không được nghi ngờ nhưng vấn đề là chúng ta phải giải quyết, xử lý như thế nào để người ta tin thôi. Nhiều anh em nhờ tôi hỏi anh Mùi rằng liệu Ban trọng tài không có bất cứ ràng buộc nào không?”, Phó Thủ tướng nói.

“Ban trọng tài đã xử lý rất nặng với nhiều trường hợp trọng tài bị nghi ngờ, điều xuống làm nhiệm vụ ở các giải đấu hạng dưới, thậm chí là cho nghỉ”, ông Mùi trả lời Phó Thủ tướng và cũng nêu lên một thực tế là nhiều trọng tài ngoại được BTC thuê, trình độ không hơn trọng tài của chúng ta, thậm chí còn mắc lỗi nhưng các đội bóng không phản ứng, cầu thủ không phản ứng trong khi nếu tình huống đó rơi vào trọng tài Việt Nam thì đội bóng, báo chí đều phản ứng...

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù có những điểm chưa hài lòng nhưng rõ ràng bóng đá Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, chúng ta không nên vì những bức xúc này, nọ mà quên đi bức tranh chung. Đây không phải là việc duy lý trí, là việc có thể làm ngay trong một sáng, một chiều. Bóng đá Việt Nam cần phải có một lộ trình thật khoa học, phù hợp với đặc thù riêng cũng như những quy định chung của bóng đá thế giới. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo sắp tới một cơ quan báo chí sẽ đứng ra tổ chức hội thảo nhằm tập hợp được các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, người hâm mộ, để vỡ ra được rằng bóng đá Việt Nam còn thiếu gì, còn cần gì trong lộ trình phát triển...

Tôi cho rằng bóng đá của chúng ta chưa đẹp. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận để từ đó mới nhận ra được tới đây phải làm như thế nào? Xới lại chuyện cũ không phải là để chỉ trích, quy kết nhau mà là để tìm ra giải pháp nhằm tiến lên, có được phương châm làm cho tốt. Phải chăng bóng đá không nóng vội được, phải theo quy định quốc tế nhưng cần có thời gian, phải có lộ trình, phải kiên trì, không thể buông lỏng được. Liệu đại diện các đội bóng ngồi đây có dám khẳng định kiên quyết nói không với tiêu cực? Bóng đá Việt Nam có dám chấp nhận một khoảng lặng không hay là cứ chiều chuộng, vuốt ve nhau? Xới lên như thế không phải để chúng ta căng thẳng với nhau mà là để chúng ta thống nhất trong hành động vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam.

(Phó Thủ tướng VŨ ĐỨC ĐAM)

Theo baovanhoa.vn


Theo baovanhoa.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]