(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Chiều 27/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn chủ trì Hội nghị, nghe báo cáo Đề án phát triển doanh nghiệp (DN) tỉnh đến năm 2020. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh đến năm 2020.

(VH&ĐS) Chiều 27/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn chủ trì Hội nghị, nghe báo cáo Đề án phát triển doanh nghiệp (DN) tỉnh đến năm 2020. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

Trong 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh có 5.358 DN đăng kí thành lập mới, với tổng vốn điều lệ đạt 22.552 tỷ đồng. Lũy kế hết năm 2015, có 11.712 DN đăng kí thành lập mới, tổng vốn điều lệ đăng kí đạt 45.600 tỷ đồng. Đến năm 2015, DN có vốn đăng kí dưới 10 tỷ đồng chiếm 82,2%; dưới 100 tỷ chiếm 16,4% và từ 100 tỷ trở lên chiếm 1,4%.

Riêng năm 2015, đóng góp của DN trong GRDP chiếm 42,5%, tăng 4,06% so với năm 2011; giải quyết việc làm cho 243.900 lao động với mức lương bình quân đạt 4,1 triệu đồng/tháng. Cơ cấu kinh tế trong khu vực DN được chuyển dịch đúng hướng; khối DN cũng đóng vai trò đáng kể trong các hoạt động xã hội, được chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn phát biểu tại Hội nghị.

Định hướng phát triển DN phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt 2.100 DN hoạt động tại khu vực miền núi; 9.000 DN (chiếm 60%) hoạt động tại khu vực đồng bằng và 3.900 DN hoạt động tại khu vực ven biển. Đến năm 2020, khối DN đóng góp 65% GRDP của tỉnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước.

Để thực hiện được mục tiêu trên, đề án cũng đưa ra 9 nhóm giải pháp, trong đó đáng chú ý tập trung ở các vấn đề như: Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc đẩy mạnh phát triển DN; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, bình đẳng và minh bạch; đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của DN; rà soát, hoàn chỉnh các quy hoạch và xây dựng mới các cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới...

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đánh giá, góp ý của các đại biểu tại Hội nghị; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn đánh giá cao Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh đến năm 2020. Đồng chí nhấn mạnh, để hoàn chỉnh đề án; Sở KH&ĐT phải đi sâu vào phân tích những thuận lợi, khó khăn của tình hình thực tiễn và những cơ chế, chính sách của Chính phủ liên quan đến việc phát triển DN.

Ngoài ra, đề án cũng phải làm rõ các chỉ tiêu cụ thể, như đến năm 2020 sẽ đạt bao nhiêu DN trên số dân và bao nhiêu DN trên một địa phương cấp xã, phường, thị trấn. Làm rõ các giải pháp cụ thể trong việc hỗ trợ phát triển DN từ việc cải cách thủ tục hành chính đến việc hỗ trợ DN trong công tác vay vốn, tháo gỡ khó khăn cho DN.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn yêu cầu Sở KH&ĐT tiếp thu ý kiến trong Hội nghị, tiếp tục hoàn thiện lại đề án, gửi 27 địa phương trong tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan để lấy ý kiến hoàn thiện bổ sung. Sau khi hoàn thiện, báo cáo lại UBND tỉnh xem xét trước ngày 13/10/2016.

P.V



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]