(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (26/12), tại Khách sạn Mường Thanh, TP Thanh Hóa, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 1 (2018 - 2020), đồng thời phát động, ký kết Kế hoạch triển khai Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu nâng tầm, mở rộng chương trình theo phương châm “Đồng lòng, sáng tạo, thực chất, bền vững”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng hành cùng phụ nữ biên cương: Sức lan tỏa từ một chương trình

Sáng nay (26/12), tại Khách sạn Mường Thanh, TP Thanh Hóa, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 1 (2018 - 2020), đồng thời phát động, ký kết Kế hoạch triển khai Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu nâng tầm, mở rộng chương trình theo phương châm “Đồng lòng, sáng tạo, thực chất, bền vững”.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tới dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm: Trần Văn Sơn – Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ; Trịnh Văn Chiến – Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đại diện Tổng cục Chính trị; đại diện Bộ Quốc phòng; đại diện Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; và nhiều cá nhân, tập thể tiêu biểu trong triển khai chương trình.

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã đánh dấu một bước tiến cao hơn của sự gắn bó, thủy chung, sự phối hợp hoạt động hiệu quả, thiết thực giữa hai ngành trong nhiều năm qua. Qua 3 năm triển khai (từ 2018), với sự chỉ đạo quyết liệt của hai ngành, quá trình thực hiện linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm theo lộ trình, chương trình đã tạo ra hiệu ứng và sự lan tỏa sâu rộng, được ghi nhận, đánh giá cao và nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.

Chương trình đã đạt được những kết quả cụ thể bằng những con số ấn tượng: đã có gần 100 đơn vị, mạng lưới, hiệp hội, tổ chứcnhận hỗ trợ các xã biên giới thuộc chương trình; 110 xã biên giới khó khăn (vượt 20 xã so với kế hoạch), ngoài ra, các địa phương đang hỗ trợ 45 xã biên giới khác. Tổng nguồn lực từ năm 2018 đến nay đạt khoảng 150 tỷ đồng, trong đó riêng số tiền vận động qua cổng thông tin nhân đạo 1400 là gần 4 tỷ đồng để hỗ trợ mô hình sinh kế tại 39 xãthuộc chương trình. Hơn 300 ngàn người quan tâm và ủng hộ, quảng bá chương trình…

Ngoài ra, thông qua chương trình đã hỗ trợ gần 6 triệu con giống gia súc, gia cầm; 4,4 tỷ đồng vốn vay, 321 mô hình sinh kế, giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế… Bên cạnh đó, chương trình còn hỗ trợ các công trình dân sinh, tổ chức khám chữa bệnh, phối hợp tổ chức các lớp xóa mù chữ, xây dựng các mô hình hỗ trợ hội viên, phụ nữ, học sinh nghèo các xã biên giới. Chương trình đã hỗ trợ gần 1.000 công trình dân sinh, gần 700 mái ấm tình thương, trao tặng trên 4.000 suất quà, 4.000 suất học bổng cho học sinh, nữ sinh dân tộc thiểu số nghèo vượt khó. Các đồn Biên phòng nhận nuôi 355 cháu, đỡ đầu 2.529 cháu học sinh là con của các gia đình phụ nữ nghèo trong chương trình Nâng bước em tới trường, Con nuôi đồn biên phòng… Riêng, quỹ “Tiếp bước cho em đến trường” từ năm 2010 đến nay đã trao học bổng hơn 7 tỷ đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng chí Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tham dự hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận và biểu dương những kết quả hết sức tích cực trong triển khai hiệu quả chương trình, góp phần đem lại những đổi thay rõ rệt cho vùng biên cương - phên dậu thân yêu của Tổ quốc. Đồng chí cũng hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động đợt thi đua đặc biệt: Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng, 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân, và 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được ở giai đoạn 2018 - 2020, đồng chí nhất trí với việc cấp ủy, chính quyền, bộ đội biên phòng và Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh biên giới tiếp tục triển khai chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương giai đoạn 2021 – 2025”, trong đó cần quan tâm một số nội dung:Một là, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên phải là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; tích cực, chủ động phối hợp cùng lực lượng nòng cốt, chuyên trách và cấp ủy, chính quyền địa phương vận động hội viên, phụ nữ và đồng bào chấp hành nghiêm Luật Biên giới quốc gia, Luật Biên phòng Việt Nam, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, hiệp định, quy chế biên giới, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương; Hai là,xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh. Đề nghị các tỉnh quan tâm ưu tiên nguồn lực để Hội Liên hiệp Phụ nữ và Bộ đội Biên phòng có điều kiện tham gia thực hiện Chương trình, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống, để đồng bào tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, trung thành với Tổ quốc, chung tay bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Ba là, các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm chăm lo, giải quyết có hiệu quả các vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng biên giới, như: Đói nghèo, thiếu việc làm, chất lượng nguồn nhân lực nữ, chăm sóc y tế, bạo lực gia đình, mua bán người, tảo hôn, hôn nhân cận huyết… Bốn là,tăng cường công tác phối hợp liên ngành và vận động nguồn lực xã hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước, đặc biệt là sự ổn định, phát triển bền vững khu vực biên giới.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tin tưởng và mong muốn rằng, với sự cam kết đồng hành của Hội LHPN Việt Nam và Bộ đội Biên phòng, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong cả nước, với ý chí, khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, sắt son, cần cù, sáng tạo, phụ nữ các dân tộc cùng với quân và dân các tỉnh biên giới sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới sáng tạo và đạt thành tích mới trong giai đoạn tới. Đồng chí cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục đóng góp trí tuệ, nhiệt huyết, nguồn lực và sức sáng tạo của mình tiếp tục đồng hành cùng Hội LHPN Việt Nam, BĐBP đem đến nhiều hơn nữa những cách làm hay, những kinh nghiệm quý và những nguồn lực mới để xây dựng biên cương khởi sắc, giàu mạnh hơn nữa từ những kết quả rất đáng khích lệ mà Chương trình đã đạt được ở giai đoạn vừa qua.

Đại biểu phụ nữ thôn Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa tham luận tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách thức tổ chức thực hiện chương trình hiệu quả. Đồng thời nêu một số khó khăn trong quá trình thực hiện và đề xuất một số giải pháp thiết thực để tiếp tục thực hiện giai đoạn tiếp theo.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng Bằng khen cho 26 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018 – 2020.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, nhiều tập thể và cá nhân đã được nhận bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đại diện nhận số tiền 1 tỉ đồng từ Trung ương Hội LHPN Việt Nam hỗ trợ xây dựng mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo các tỉnh biên giới.

Các đồng chí lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm với chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương.

Ngoài ra, lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng còn ký kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 2021 – 2025, và trao biển đồng hành giai đoạn 2021 – 2025.

K.H


K.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]