(vhds.baothanhhoa.vn) - Tôm thẻ chân trắng đang là một trong những đối tượng thủy sản chủ lực của Thanh Hóa. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh thâm canh nhưng không thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phát sinh nhiều mầm bệnh làm giảm hiệu quả của người nuôi tôm.

Hiệu quả mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc theo VietGAP và UltraFine Bubble

Tôm thẻ chân trắng đang là một trong những đối tượng thủy sản chủ lực của Thanh Hóa. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh thâm canh nhưng không thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phát sinh nhiều mầm bệnh làm giảm hiệu quả của người nuôi tôm.

Hiệu quả mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc theo VietGAP và UltraFine Bubble

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc và UltraFine Bubble của Công ty CP Phát triển chăn nuôi và công nghệ sinh học Hoa Quế.

Nhằm hướng đến phát triển nuôi tôm bền vững, nhiều mô hình, giải pháp đã được triển khai như: nuôi tôm bằng vi sinh, chế phẩm sinh học, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến… Trong đó, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc và UltraFine Bubble của Công ty CP Phát triển chăn nuôi và công nghệ sinh học Hoa Quế ở xóm 5, xã Nga Thủy (Nga Sơn) đã có những kết quả khả quan, rút ngắn thời gian nuôi, tăng mật độ, nâng cao năng suất, sản lượng; giảm thiểu rủi ro, chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận trên cùng diện tích. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ vi sinh Biofloc và UltraFine Bubble là mô hình đầu tư kín. Nhờ áp dụng công nghệ nuôi tôm theo quy trình này đã cách ly được môi trường dịch bệnh, nuôi với mật độ dầy hơn, quản lý tốt được thức ăn và môi trường nuôi. Vì vậy, sẽ giúp nâng cao tỷ lệ tôm sống, tạo điều kiện tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích và thuận lợi cho việc xử lý chất thải trong vụ nuôi, giảm chi phí đầu tư trong quá trình nuôi.

Từ tháng 7-2019 đến nay, Công ty CP phát triển chăn nuôi và công nghệ sinh học Hoa Quế ứng dụng công nghệ Biofloc theo VietGAP và UFB (UltraFine Bubble) xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh năng suất cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Dự án do Phân Viện nghiên cứu Hải sản phía Nam, thuộc Viện nghiên cứu Hải sản chuyển giao công nghệ UFB (UltraFine Bubble) và Trung tâm Khuyến Nông Hải Phòng là đơn vị chuyển giao công nghệ Biofloc theo VietGAP. Theo đó, hệ thống ao nuôi mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn theo công nghệ Biofloc kết hợp với cung cấp oxi hòa tan trong nước với kích thước hạt bong bóng <100 micrometer (công nghệ UFB) được thiết kế gồm có ao lắng, ao ương và ao nuôi. Ao lắng diện tích 5.000m2 bảo đảm đủ cấp và bù nước cho việc cung cấp đủ nước cho ao nuôi và ao ương trong vụ nuôi; ao ương hình tròn bên trong lót bạt có thể tích hơn 300m3, phần trên có mái che kiên cố, có hệ thống cung cấp oxy theo công nghệ UFB đảm bảo. Ao nuôi giai đoạn 2 bao gồm 10 ao nuôi diện tích 300 m2/ao, 4 ao nuôi diện tích 1000 m2/ao, hệ thống quạt nước, sục khí, cung cấp oxy theo công nghệ UFB bảo đảm cho thâm canh mật độ cao.

Hiệu quả mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc theo VietGAP và UltraFine Bubble

Ao nuôi của mô hình được thiết kế trong nhà lưới có hình chóp nón.

Thực hiện mô hình Công ty đã tiến hành thả giống tôm thẻ chân trắng giống PL12 với số lượng 800.000 con/vụ vào ao ương. Quá trình chăm sóc, quản lý bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn ương thời gian 25-30 ngày, sau khi tôm đạt kích cỡ trung bình 1.000-1.200 con/kg, tiến hành san xuống giai đoạn 2; mật độ thả 120-150 con/m2. Tại ao nuôi giai đoạn 2, tôm được tiến hành nuôi tiếp đến khi đạt kích cỡ thu hoạch. Hiệu quả của việc áp dụng quy trình nuôi theo công nghệ biofloctheo VietGAP qua 2 giai đoạn rất rõ rệt, cụ thể: giảm được rủi ro về tác động của môi trường, nhiệt độ. Trong quá trình nuôi tôm sử dụng men vi sinh không dùng hóa chất và kháng sinh để quản lý các yếu tố môi trường, nên chất lượng tôm nuôi đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP.

Sau gần 3 tháng thả nuôi tỷ lệ sống đạt trên 90%, khối lượng bình quân đạt 40-50 con/kg, sản lượng thu được đạt 18 tấn/ha, với giá bán 140.000-150.00 đồng/kg đã mang hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Công nghệ Biofloc theo VietGAP và UFB (UltraFine Bubble) giúp người nuôi có thể tăng mật độ dày lên. Bên cạnh đó, việc nuôi ở bể ương và ao nhỏ giúp giảm chi phí nhân công cho ăn, giảm thời gian chăm sóc kéo theo giảm các chi phí sản xuất khác như tiền điện chạy máy sục oxy, quạt nước so với ao nuôi 1 giai đoạn. Diện tích ao nhỏ giúp người nuôi có thể áp dụng nuôi công nghệ cao, tiết kiệm được chi phí đầu tư, hạn chế dịch bệnh, thời tiết bất thuận, giữ nhiệt độ ổn định giúp tôm sinh trưởng, phát triển nhanh hơn so với nuôi ngoài trời. Tôm khi thu hoạch màu đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng “khó tính” và khắt khe của thị trường. Đặc biệt trong quá trình ở giai đoạn bể ương nếu xảy ra sự cố thì mức độ thiệt hại sẽ thấp hơn nhiều so với nuôi 1 giai đoạn.

Có thể khẳng định, mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc theo VietGAP và UFB của Công ty CP phát triển chăn nuôi và công nghệ sinh học Hoa Quế đạt hiệu quả cao, phù hợp với môi trường nuôi tôm; tạo điều kiện cho các hộ nuôi sản xuất nhiều vụ trong năm; giảm chi phí sản xuất, sản phẩm tôm sạch; giảm rủi ro so với các mô hình nuôi tôm trước đây. Phương thức nuôi tôm mới này cần được nghiên cứu, nhân rộng để phát triển nuôi tôm thâm canh bền vững.

Giang Anh


Giang Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]