(vhds.baothanhhoa.vn) - Xoay quanh vấn đề tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; ông Lê Xuân Bình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thành; ông Nghiêm Phú Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn.

Hiệu quả từ hội nghị tiếp xúc, đối thoại

Xoay quanh vấn đề tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; ông Lê Xuân Bình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thành; ông Nghiêm Phú Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn.

Hiệu quả từ hội nghị tiếp xúc, đối thoại

Bà Phạm Thị Thanh Thủy: Các vụ việc bức xúc, nổi cộm được giải quyết ổn định

Hiệu quả từ hội nghị tiếp xúc, đối thoại

PV: Sau gần 4 năm thực hiện Quyết định số 2543-QĐ/TU ngày 17-9-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy chế đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, kết quả đạt được là rất lớn. Bà có thể cho biết thêm về điều này?

Bà Phạm Thị Thanh Thủy: Việc triển khai thực hiện Quy chế, công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nền nếp; nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm và kiến nghị của Nhân dân đã cơ bản được giải quyết, góp phần ổn định tình hình, hạn chế phát sinh vụ việc phức tạp, không để hình thành "điểm nóng"; đơn thư, khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp giảm đáng kể. Đồng thời, qua đối thoại giúp cho cấp ủy, chính quyền nắm được những mặt còn hạn chế, thiếu sót trong thực thi công vụ ở các ngành, các cấp, từ đó có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục kịp thời...

Các vấn đề sau hội nghị đối thoại được cấp ủy, chính quyền quan tâm giải quyết kịp thời. Điển hình trong năm 2018, 2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người dân để giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, nổi cộm như: đối thoại với các hộ kinh doanh xe điện ở thành phố Sầm Sơn; đối thoại với các hộ dân xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa về việc di dời bến neo đậu bè, mảng để thực hiện dự án du lịch sinh thái biển Hải Tiến... Sau những cuộc đối thoại trực tiếp, các vụ việc bức xúc, nổi cộm được giải quyết ổn định, tránh phát sinh thành điểm nóng, phức tạp.

PV: Thẳng thắn nhìn nhận, một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm tới các cuộc tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, buông lỏng trách nhiệm, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện đông người, vượt cấp và phát sinh điểm nóng. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

Bà Phạm Thị Thanh Thủy: Thực tế, vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa duy trì nghiêm chế độ đối thoại với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân. Nội dung đối thoại còn chung chung, chưa đi sâu đối thoại theo các chuyên đề; chất lượng một số hội nghị đối thoại chưa cao, có nơi còn mang tính hình thức. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa chuẩn bị nội dung chu đáo trước khi đối thoại dẫn đến lúng túng, bị động, có biểu hiện né tránh những vấn đề Nhân dân quan tâm. Do chưa làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại nên những bất cập, vướng mắc ở cơ sở chậm được xử lý giải quyết kịp thời, dứt điểm, từ đó phát sinh đơn thư, khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, hình thành điểm nóng, vấn đề phức tạp ở cơ sở.

Thời gian tới, Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Quyết định số 2543-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVIII và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân.

Người chủ trì đối thoại phải nghiên cứu kỹ, thấu đáo từng nội dung được nêu tại hội nghị để giải đáp, trả lời và kết luận cụ thể, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề, không được né tránh. MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường phối hợp nắm bắt, dự báo tình hình Nhân dân, tổng hợp những ý kiến, kiến nghị chính đáng, những vấn đề bức xúc, phức tạp để báo cáo cấp ủy, trao đổi với chính quyền trước khi tổ chức đối thoại...

Ông Nghiêm Phú Lâm: Chuyển từ thế đối thoại sang cùng thoại

Hiệu quả từ hội nghị tiếp xúc, đối thoại

PV: Giải quyết vụ khiếu kiện đông người, phức tạp của 78 hộ dân liên quan đến đất đai xây dựng Nhà máy gạch Tuynel trên địa bàn thôn Báo Văn, xã Nga Phượng, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức đối thoại 2 lần. Với vai trò là người chủ trì, ông rút ra được bài học gì từ vụ khiếu kiện này?

Ông Nghiêm Phú Lâm: Có một điều phải hiểu là pháp luật bây giờ với pháp luật trước đây rất khác nhau, ngay cả luật đất đai, mỗi lần thay đổi liên quan đến quyền lợi của dân mà bây giờ khi người dân tiếp cận với luật mới thì đòi hỏi lại quyền lợi cũ đã được giải quyết trước đây. Trong khi đó nguyên tắc pháp luật của mình là pháp luật thời điểm nào xảy ra thì xử lý theo pháp luật thời điểm đấy. Đấy là cái khó. Nói cho dân hiểu được ý này là cả vấn đề.

Quan điểm của tôi là luôn đặt mình vào đối tượng mà mình đang xử lý công việc thì dễ có tiếng nói chung hơn. Hãy chuyển từ thế đối thoại sang cùng thoại.

Trước khi xử lý phải nắm chắc sự việc, xuống đến dân mà còn mơ hồ là bất thành. Trong đối thoại, phải thẳng thắn, sai là phải nhận, sự việc nào chưa đúng, chưa chuẩn thì phải sửa, khắc phục dần. Quyền lợi của dân được hay không phải trả lời rõ ràng, không âm âm chung chung bởi vì hầu hết những vấn đề dân thắc mắc đều xuất phát từ quyền lợi mà ra, quyền lợi ấy có thể là của gia đình hoặc cộng đồng.

Ông Lê Xuân Bình: Không phải kết thúc là xong

Hiệu quả từ hội nghị tiếp xúc, đối thoại

PV: Ở Thạch Thành đã từng xảy ra cuộc đình công của 6.000 công nhân Nhà máy may S&H Vina (xã Thành Tâm) liên quan đến chế độ, quyền lợi của công nhân. Để giải quyết vụ việc, huyện đã tổ chức cuộc đối thoại giữa lãnh đạo huyện với công nhân nhà máy này. Kết quả, những kiến nghị chính đáng của công nhân đã được nhà máy đáp ứng, công nhân quay lại làm việc, nhà máy đi vào hoạt động ổn định. Ông có cho rằng, đây là một thành công?

Ông Lê Xuân Bình: Nói thành công là hơi quá. Tôi cho rằng, kết thúc đối thoại là phải tiếp tục nắm vững cơ sở chứ không phải kết thúc là xong. Phải tiếp tục theo dõi diễn biến sự việc đi đến đâu để xử lý tiếp đến đấy, đề phòng vào thời điểm khác rất có thể sự việc sẽ có nguy cơ bùng trở lại.

Tin liên quan:

Hoàng Việt Anh (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]