(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 30/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục ngày làm việc để thảo luận, cho ý kiến vào rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Thảo luận, cho ý kiến điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và nhiều nội dung quan trọng khác

(VH&ĐS) Ngày 30/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục ngày làm việc để thảo luận, cho ý kiến vào rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 -2025. Báo cáo nêu rõ: việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp, phát huy hiệu quả cao nhất tính năng, tác dụng của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

Về rà soát, bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngđẩy mạnh cơ giới hóa, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người lao động. Việc điều chỉnh quy hoạch vùng mía Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cần thiết với mục tiêu giữ vững diện tích là 12.600 ha.

Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các đại biểu, phát biểu kết luận các nội dung trên, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến nhấn mạnh: Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và nếu chúng ta quản lý, bảo vệ và chăm sóc tốt thì rừng có khả năng ngày càng mở rộng và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương.Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh khi phê duyệt cần đảm bảo nguyên tắc: Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ phải giữ nguyên và có hướng phát triển mở rộng, đặc biệt quan tâm đến việc phát triển rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn để phòng chống thiên tai, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân. Bên cạnh đó, quan tâm mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên, giữ vững hệ sinh thái, đảm bảo vùng lõi của các khu bảo tồn thiên nhiên.

Đối với báo cáo quy hoạch vùng mía nguyên liệu mía đường Lam Sơn, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu làm lại báo cáo, trên tinh thần phải bám sát vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Trong quy hoạch phải làm rõ ràng cụ thể diện tích quy hoạch của từng huyện, có số liệu cụ thể về việc khảo sát diện tích mía trồng trong quy hoạch và ngoài quy hoạch. Trong thời gian tới, không tăng diện tích mía, tập trung nâng cao năng suất mía, bảo đảm nguyên liệu cho các nhà máy mía đường hiện nay.

Cũng tại hội nghị các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào Đề án quy hoạch thăm dò, khai thác mỏ đất sét làm gạch ngói nung tuynel tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Quy định mức hỗ trợ đối với công chức làm việc Trung tâm Hành chính công các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quy định giải thưởng về môi trường cấp tỉnh; Danh xưng Thanh Hóa.

Về quy định mức hỗ trợ đối với công chức làm việc Trung tâm Hành chính công các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh khi triển khai thực hiện cần bố trí đủ số người làm việc tại trung tâm, tuyển chọn những cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời phải tăng cường chế độ kiểm tra giám sát, xử lý kỷ luật đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với giải thưởng môi trường cấp tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh cần nghiên cứu tăng kinh phí giải thưởng, nhằm thu hút nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện tốt về môi trường, đối với giải thưởng cá nhânlà 20 triệu đồng, tổ chức là 50 triệu đồng.

Về danh xưng Thanh Hóa, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thống nhất chọn năm 1029 là Danh xưng Thanh Hóa và đề nghị trong thời gian tới các ban, sở, ngành và cả hệ thống chính trị của tỉnh, cần tìm hiểu để hiểu rõ về lịch sử danh xưng Thanh Hóa; các cơ quan thông tấn báo chí cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được sự xuất hiện của Danh xưng Thanh Hóa. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến của các nhà khoa học lịch sử để xác định ngày tháng về Danh xưng Thanh Hóa để xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa.

P.V



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]