(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từ ngày thành lập đến nay, Hội Dân tộc học và Nhân học Thanh Hóa vừa thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, vừa phát triển hội viên, cải tiến lề lối làm việc, số người xin vào hội ngày một tăng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sự hình thành và phát triển Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa

(VH&ĐS) Từ ngày thành lập đến nay, Hội Dân tộc học và Nhân học Thanh Hóa vừa thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, vừa phát triển hội viên, cải tiến lề lối làm việc, số người xin vào hội ngày một tăng.

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, địa hình đa dạng, có 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú cùng sinh sống, đoàn kết bên nhau lâu đời.

Theo tài liệu lịch sử, từ Trưng vương đến Bảo Đại, Việt Nam có 97 vua riêng Thanh Hóa có tới 48 vua, 20 chúa (Trịnh và Nguyễn) là người Thanh Hóa. Và đây cũng là tỉnh có truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng.

Với truyền thống lịch sử và văn hóa đó, Nhà giáo - Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, dân tộc học và nhân học Trần Văn Thịnh, với tầm nhìn bao quát, đầy kinh nghiệm của nhà nghiên cứu đã nhận thấy nơi đây là vùng đất và con ngườirất giàu tư liệu cho ngành Dân tộc học và Nhân học nghiên cứu, khai thác, bảo tồn, phát triển. Ông đã chủ động đề xuất với Trung ương Hội Dân tộc và Nhân học, được Trung ương Hội đồng thuận cho phép thành lập Chi Hội tại Thanh Hóa, lúc này có 19 hội viên được kết nạp. Năm 2007, Chi hội ra mắt tại Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh. Mọi người vui mừng trước sự thành công ban đầu về sự kiện Thanh Hóa đã có Chi hội Dân tộc học và Nhân học trực thuộc Trung ương Hội.

Với ý tưởng không dừng lại ở tổ chức chi hội, mà phải làm cho chi hội phát triển cả về số lượng và vị thế, trở thành Hội của một tỉnh 3,6 triệu dân, được các nhà nghiên cứu xem là hình ảnh đất nước Việt Nam thu nhỏ, nhằm thu hút nhân tài ở khắp vùng miền trong tỉnh. Đến năm 2008, số hội viên từ 19 tăng lên 46 người. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, việc thành lập hội cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, phải hơn 5 năm sau, từ năm 2007 đến năm 2012 UBND tỉnh mới có Quyết định cho thành lập Hội Dân tộc học và Nhân học Thanh Hóa. Ngày 15/8/2012, tại Trung tâm hội nghị 25B của tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2012 - 2017 với số hội viên 70 người. Đại hội đã bầu ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch danh dự; Ông Trần Văn Thịnh làm Chủ tịch hội. Cũng từ đây Thanh Hóa có một tổ chức hội vững mạnh có khả năng đảm nhiệm các công việc cấp trên giao. Có văn phòng làm việc đủ tiện nghi và các điều kiện hoạt động cần thiết.

Lớp học chữ Dao.

Từ ngày thành lập đến nay, Hội Dân tộc học và Nhân học Thanh Hóa vừa thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, vừa phát triển hội viên, cải tiến lề lối làm việc, số người xin vào hội ngày một tăng. Tính đến tháng 6/2017 số hội viên có 182 người,trong đó có 8 tiến sĩ, 15 thạc sĩ, 139 đại học và 20 nghệ nhân (2 NNƯT), 1 hội trực thuộc huyện là Hội Dân tộc và Nhân học huyện Quan Sơn, 2 Chi hội trực thuộc Tỉnh Hội là Chi hội Bá Thước và Chi hội Ngọc Lặc. Trong nhiệm kỳ qua (2012 - 2017), Hội Dân tộc và Nhân học Thanh Hóa đã làm được nhiều việc trong nghiên cứu con người và văn hóa xứ Thanh, làm sống lại truyền thống văn hóa lâu đời của các vùng trong tỉnh, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đặc biệt.

Cụ thể là hội đã phát động các hội viên phối hợp với một số ngành sưu tầm văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số do đó trong nhiệm kỳ qua đã góp phần triển khai thực hiện hoàn thành 4 dự án: Nghiên cứu, biên soạn Tổng tập văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái dưới dạng song ngữ Việt - Thái; Vai trò của tri thức bản địa trong phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN cộng đồng dân tộc các xã biên giới Thanh Hóa; Xây dựng bộ Chữ Thái cổ Thanh Hóa đưa vào phôngphần mềm vi tính; Biên soạn Từ điển Việt - Thái Thanh Hóa. Xây dựng bộ chữ Nôm Dao Thanh Hóa bằng cách phối hợp với một số nghệ nhân người Dao thực hiện, kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn xã hội hóa, do đó đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng; Chủ trì triển khai chương trình mở các lớp truyền dạy chữ Nôm Dao trong cộng đồng người Dao Thanh Hóa và lớp bồi dưỡng chữ Nôm Dao nâng cao cho 40 nghệ nhân đã được trường ĐH Hồng Đức cấp giấy chứng nhận để làm giáo viên truyền dạy trong cộng đồng người Dao Thanh Hóa. Tham gia phản biện 3 dự án lớn của tỉnh là: Quy hoạch Phát triển KT-XH miền núi Thanh Hóa đến năm 2025 hướng đến 2030; Phát huy các giá trị truyền thống của người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế; Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn Thanh Hóa và một số dự án khác.

Ngoài các công việc trên, Hội đã chủ trì hoặc phối hợp tham gia đầy đủcác hội nghị, hội thảo do tỉnh và Liên hiệp Hội tổ chức. Hàng năm cá nhân ông Trần Văn Thịnh, tập thể hội và nhiều hội viên được Trung ương Hội, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh, UBND tỉnh tặng bằng khen. Được lãnh đạo tỉnh, các ngành, các đoàn thể tin tưởng.

Đạt được thành tựu như trên là kết quả của sự đoàn kết, trách nhiệm của tập thể Ban chấp hành và hội viên Hội Dân tộc học và Nhân học Thanh Hóa, nhưng chúng ta không thể quên người có công đầu thành lập, lãnh đạo, xây dựng và phát triển hội là Nhà giáo, Nhà nghiên cứu Trần Văn Thịnh - Chủ tịch Hội.

Phạm Quang Thẩm

Nguyên Q.Trưởng ban Dân tộc Thanh Hóa - Phó Chủ Tịch Hội DTH và NH tỉnh Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]