(vhds.baothanhhoa.vn) - Thông qua công tác tiếp xúc, đối thoại, việc trao đổi thông tin hai chiều giúp mối quan hệ giữa cán bộ với Nhân dân gần gũi, cởi mở hơn, từ đó tạo đồng thuận giải quyết vấn đề phát sinh tại địa phương. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo cấp ủy, chính quyền trau dồi các kỹ năng, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, lãnh đạo, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân.

Tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân: Những bài học quý - Niềm tin ở lại

Thông qua công tác tiếp xúc, đối thoại, việc trao đổi thông tin hai chiều giúp mối quan hệ giữa cán bộ với Nhân dân gần gũi, cởi mở hơn, từ đó tạo đồng thuận giải quyết vấn đề phát sinh tại địa phương. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo cấp ủy, chính quyền trau dồi các kỹ năng, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, lãnh đạo, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân.

Tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân: Những bài học quý - Niềm tin ở lạiPhó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn Nghiêm Phú Lâm tại buổi tiếp xúc, đối thoại với các hộ dân thôn Báo Văn.

Tin liên quan:
  • Tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân: Những bài học quý - Niềm tin ở lại
    Hiệu quả từ hội nghị tiếp xúc, đối thoại

    Xoay quanh vấn đề tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; ông Lê Xuân Bình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thành; ông Nghiêm Phú Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn.

  • Tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân: Những bài học quý - Niềm tin ở lại
    Tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân: Những bài học quý - Gỡ khó

    Tinh thần “Lắng nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin” cũng chính là “kim chỉ nam”, góp phần vào thành công trong tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân.

Phải lắng nghe, thấu hiểu

Cách đây 2 năm, một vụ việc được cho là phức tạp nhất ở huyện Bá Thước đã được giải quyết dứt điểm. Đấy là câu chuyện về hai vợ chồng ròng rã khiếu kiện gần 10 năm trời để đề nghị được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vợ chồng bà Phạm Thị Thương ở xã Thiết Ống bắt đầu đi khiếu kiện từ năm 2011. Cuộc khiếu kiện này rất đặc biệt bởi trải qua các giai đoạn với nhiều nội dung, hình thức khác nhau: lúc đầu là phản ánh, kiến nghị sau là khiếu nại, tố cáo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến vụ kiện kéo dài gần 10 năm.

Đến năm 2020, cuộc khiếu kiện chính thức khép lại sau khi huyện Bá Thước tổ chức hội nghị đối thoại với công dân do Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọ Đình Hải chủ trì. Tại cuộc đối thoại, bà Phạm Thị Thương đồng tình với kết quả giải quyết của UBND huyện Bá Thước. Hiện nay, bà đã được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chấm dứt khiếu kiện.

Nhớ về vụ việc, ông Ngọ Đình Hải vẫn còn nguyên cảm xúc. Trước đó, để hiểu hơn về vụ khiếu kiện đặc biệt này, ông đã nghiên cứu kỹ hồ sơ đồng thời tìm hiểu hàng xóm, người thân xem có ai đứng đằng sau xúi giục... Đây cũng là “kim chỉ nam”, góp phần giúp cuộc đối thoại thành công. Ông Hải cho hay: “Đối thoại là lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, xem những nội dung mà người dân đưa ra có chính đáng hay không để phân tích. Hơn nữa, phải để ý từ những điều rất nhỏ đó là cách nói chuyện cởi mở, đúng mực, phải đặt mình vào vị trí của dân, mình là công bộc của dân. Phải lắng nghe, thấu hiểu...”.

Phải có trách nhiệm...

Tháng 3-2022, đã diễn ra vụ khiếu kiện đông người, phức tạp của 78 hộ dân liên quan đến đất đai xây dựng Nhà máy gạch Tuynel trên địa bàn thôn Báo Văn, xã Nga Phượng (Nga Sơn). Giải quyết vụ khiếu kiện này, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức đối thoại 2 lần với 78 hộ dân thôn Báo Văn do ông Nghiêm Phú Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn chủ trì.

Xoay quanh nội dung phản ánh, vào năm 2000, UBND tỉnh có chủ trương cho Công ty Bê tông Hà Nội đầu tư xây dựng Nhà máy gạch Tuynel tại xã Nga Phượng (xã Nga Lĩnh trước đây). Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện và xã Nga Lĩnh vận động 78 hộ dân cho Công ty Bê tông Hà Nội thuê lại đất ruộng của 78 hộ và bồi thường hoa lợi trên đất, thời gian thuê đến năm 2014 (tức 10 năm). Sau thời hạn đó công ty không trả lại đất cho dân mà cho công ty khác thuê. Dân nhiều lần gửi đơn kiến nghị xã mong muốn nhận lại đất canh tác nhưng không có phản hồi... Kết quả sau 2 cuộc đối thoại là không thể trả lại đất cho dân canh tác đồng thời không có việc bồi thường thêm lần nữa.

Ông Nguyễn Ngọc Tịnh, Bí thư chi bộ thôn Báo Văn tỏ rõ sự đồng tình với cách giải quyết này. Ông nói: “Từ hôm đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện về giải thích cho dân, rất đúng trình tự nên dân không còn thắc mắc. Trước đây, do cán bộ ở xã cũ giải thích không đến nơi đến chốn, khiến dân bức xúc... Quan điểm cá nhân tôi, trong đối thoại với dân, trách nhiệm của cán bộ rất lớn, nếu không sâu sát, quan tâm tới dân, không đặt lợi ích, quyền lợi của dân lên trên thì sẽ khó thuyết phục được dân...”.

Trở lại câu chuyện gần 10 năm đi khiếu kiện của hai vợ chồng ở huyện Bá Thước đã đề cập ở trên, đằng sau đó là sự thờ ơ, ỷ lại của cấp xã. Nếu sự việc được giải quyết ngay từ cơ sở với tinh thần trách nhiệm cao thì khó xảy ra chuyện đơn thư vượt cấp. Ông Ngọ Đình Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho rằng: “Sự việc đúng ra là thuộc thẩm quyền của xã vì đây là xác định nguồn gốc đất để bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng xã lại đẩy ngược lên huyện nên gây ức chế cho dân. Thực tế là ở một số cấp ủy nói chung, nhiều khi làm chưa hết trách nhiệm của mình. Dân hiểu theo cách của dân nhưng cán bộ lại giải thích hơi cứng nhắc hoặc qua loa nên dẫn sự việc đi xa hơn. Trong việc của dân, muốn dân tin thì trước hết phải hiểu được dân, có trách nhiệm với dân...”.

Thông qua công tác tiếp xúc, đối thoại, việc trao đổi thông tin hai chiều giúp mối quan hệ giữa cán bộ với Nhân dân gần gũi, cởi mở hơn, từ đó tạo đồng thuận giải quyết vấn đề phát sinh tại địa phương. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo cấp ủy, chính quyền trau dồi các kỹ năng, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, lãnh đạo, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân. Với người lãnh đạo, phải khẳng định, sau mỗi cuộc đối thoại, điều lớn nhất phải làm được là làm cho dân tin, dân trọng. Với người dân, điều còn lại lớn nhất cũng chính là niềm tin. Tin vào Đảng, chính quyền đã gỡ khó để biến khó thành thuận...

Bài và ảnh: Việt Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]