(vhds.baothanhhoa.vn) - Vladimir Ilits Ulianov - V.I. Lênin sinh ngày 22/4/1870 trong một gia đình trung lưu ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), mất ngày 21/1/1924 ở làng Gorki gần Moskva. Ông học ngành Luật của Đại học Tổng hợp Kazan, và sớm bộc lộ tư tưởng cách mạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

V.I. Lênin - Một nhân cách vĩ đại

Vladimir Ilits Ulianov - V.I. Lênin sinh ngày 22/4/1870 trong một gia đình trung lưu ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), mất ngày 21/1/1924 ở làng Gorki gần Moskva. Ông học ngành Luật của Đại học Tổng hợp Kazan, và sớm bộc lộ tư tưởng cách mạng.

Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với cách mạng giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Ông là cha đẻ của mô hình cấu trúc tổ chức xã hội mới theo chủ nghĩa Mác - mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa - một sáng tạo vĩ đại đã được đặt nền móng tư tưởng từ C.Mác và Ăng - ghen. Lý tưởng cao cả mà ông giành cả cuộc đời để theo đuổi và hiện thực hóa là xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công. Nhân cách vĩ đại của V.I. Lênin thể hiện chính trong lý tưởng cao cả của Người. Lúc trẻ có hai sự kiện lớn đã tác động đến sự hình thành nhân cách của ông, đó là sự kiện bố mất vì đột quỵ vào năm 1886, sau đó một năm thì anh trai cả của Lênin, người theo chủ nghĩa dân túy, đã bị chính quyền Sa Hoàng treo cổ vì hoạt động lật đổ chế độ chuyên chế. Từ đó V.I. Lênin đã tuyên bố “cần phải đi theo một con đường khác”, và ông đã theo đuổi lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của C.Mác.

Cuộc đời và sự nghiệp của V.I. Lênin gắn liền với cách mạng giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động.

Nhân cách lớn của ông thể hiện rõ trong giai đoạn đi đày, hoạt động lưu vong ở nước ngoài, và cả khi đã trở thành nguyên thủ quốc gia. Các đồng chí của ông nhận xét ông là con người giản dị, khắc khổ, không chút quan cách kể cả khi trở thành Chủ tịch nước Nga Xô viết. Cuộc sống đời thường của ôngthanh đạm với đồ dùng giản dị, ít quan tâm đến chuyện áo quần. Trong mắt nhà văn Maxim Gorky, V.I. Lênin trông không có vẻ gì của một vị lãnh tụ cả, mà "giống như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi ích giai cấp của nhân dân lao động".

Cuộc đời Ông tất cả vì lợi ích của nhân dân lao động, của giai cấp vô sản nên Ông làm việc hết mình, mỗi ngày làm việc từ 14 đến 16 tiếng. Ông vừa lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, vừa nghiên cứu khoa học. Ngày nay tập hợp những bài viết, công trình nghiên cứu của ông, mặc dù vẫn chưa đầy đủ nhưng đã xuất bản đến 55 tập sách trong V.I. Lênin Toàn tập, đây là tấm gương lao động miệt mài, bền bỉ mà ít người theo kịp. Ông cũng nổi tiếng là tấm gương học tập suốt đời với câu nói nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”. Ông thông thạo tiếng La tinh, Hy Lạp, tiếng Anh, Đức và Pháp. Ông nghiên cứu sâu sắc toàn bộ lịch sử triết học và văn hóa Âu Châu, tổng kết lịch sử triết học, chống lại chủ nghĩa duy tâm mọi màu sắc để bảo vệ chủ nghĩa Mác. Trong quá trình làm việc ông đọc rất nhiều sách.

Mặc dù có lần Người nói “làm cách mạng thú vị hơn là nghiên cứu nó” nhưng càng vào những lúc gay cấn nhất của cách mạng Người lại đọc và viết nhiều hơn. Người đọc những trước tác của Karl Marx và Engels in bằng tiếng Nga và tiếng Đức, các tác phẩm của các nhà cách mạng Dân chủ Nga, bên cạnh đó Người còn đọc cả những tác phẩm của những nhà tư tưởng đối lập, đặc biệt là E.Makhơ và Avennariút.

Ngoài việc đọc các sách chính luận, Ông còn đọc văn học, trong tủ sách đặt tại phòng làm việc của V.I. Lênin trong Điện Kremli luôn có các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ lớn của nước Nga như Dostoyevsky, Gogol, Goncharov, Lermontov, Necrasov, Liev Tolstoi, Turgueniev, Puskin... Và Người thường xuyên sử dụng chúng.

V.I. Lênin đặc biệt thích thơ Puskin và không chỉ thích tính nghệ thuật trong thơ mà cả những cảm xúc nhân văn tràn trề ở đó. Chính V.I. Lênin là người đã viết nên bài báo hay về văn hào Liev Tolstoi khi nhà văn qua đời và đánh giá, Liev Tolstoi chính là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga". Một nhận xét chí lý!

Tuy là một nhà cách mạng kiệt xuất, nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp vô sản nhưng Ông có lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi với quần chúng, và vô cùng khiêm nhường, Ông ghét những kẻ nói hoa mỹ nhưng rỗng tuếch về trí tuệ. Ông đặc biệt ghét bệnh kiêu ngạo cộng sản.

Là người luôn đề cao đạo đức cách mạng. Nên trong suốt cuộc đời làm cách mạng ông đặt lòng trung thành lên trên hết. Cuộc đời ông là hiện thân của lòng trung thành tuyệt đố vào chủ nghĩa Mác, vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, vào sự nghiệp cách mạng vô sản. Đồng thời cũng là tấm gương sáng ngời về sự dấn thân, tự giác gánh vác nhiệm vụ và sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Người là hiện thân sinh động của việc xây dựng và giữ gìn khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong Dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về việc khai trừ X. A. Lôdốpxki ra khỏi Đảng, V. I. Lênin đã chỉ rõ lý do phải khai trừ X. A. Lôdốpxki…, bởi ông ta đã công khai tuyên bố những quan điểm hoàn toàn khác hẳn những quan điểm của Đảng và của giai cấp vô sản cách mạng.

Người cũng vô cùng ghét lối sống xã hoa, tham ô, tham nhũng, lãng phí. Ông gọi tham ô, tham nhũng là cái ung nhọt cần phải cắt bỏ ngay lập tức không được trì hoãn. Cuộc đời giản dị, thanh tao, không màng danh lợi của Người là tấm gương sáng chói để mỗi cán bộ, đảng viên học theo. Trong Dự thảo quyết định của hội đồng bộ trưởng dân ủy (tháng 3-1918) V. I. Lênin yêu cầu: “Thành lập những tòa án nhanh chóng kịp thời và thực sự thẳng tay - cách mạng đối với bọn ăn hối lộ…”.

Nhân cách vĩ đại của V.I.Lênin thông qua những phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, giản dị, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết “Nếu giai cấp vô sản phương Tây coi V.I.Lênin là một thủ lĩnh, một lãnh tụ, một người thầy, thì các dân tộc phương Đông lại coi V.I.Lênin là một người con vĩ đại hơn nữa, cao quý hơn nữa, nếu tôi có thể nói như vậy. Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, dời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”. V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, cuộc hội ngộ của hai vĩ nhân ấy không phải chỉ ở trí tuệ thiên tài, cùng chung lý tưởng, mà còn là cuộc hội ngộ xuyên không gian và thời gian của hai nhân cách lớn. Nghiên cứu nhân cách, đạo đức, tác phong của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.41

2. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.44, tr.349

3. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.41, tr.7-8

4. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.40, tr.326

5. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.39, tr.255-256

6. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.35, tr.473

7. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.36, tr.96

8. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.37, tr.588

9. Giá trị nhân văn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nxb Văn hóa – Văn nghệ tp Hồ Chí Minh – 2019. Tr.23

Ths. Tạ Văn Hưng - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa


Ths. Tạ Văn Hưng - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]