(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 31-5-1946, trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng rằng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở cụ cùng anh em giải quyết cho, mong cụ “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Từ lời căn dặn ấy, cụ Huỳnh đã giải quyết được nhiều nhiệm vụ đặt ra trong nước và bảo vệ được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” không chỉ là lời căn dặn riêng, mà đã trở thành triết lý, phương châm cách mạng xuyên suốt và nhất quán được Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta thực hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Vận dụng triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng, chống đại dịch COVID-19

Ngày 31-5-1946, trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng rằng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở cụ cùng anh em giải quyết cho, mong cụ “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Từ lời căn dặn ấy, cụ Huỳnh đã giải quyết được nhiều nhiệm vụ đặt ra trong nước và bảo vệ được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” không chỉ là lời căn dặn riêng, mà đã trở thành triết lý, phương châm cách mạng xuyên suốt và nhất quán được Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta thực hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Vận dụng triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng, chống đại dịch COVID-19

Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Có thể hiểu triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là lấy cái không thay đổi để đối phó với vạn thay đổi từ trong thực tiễn sao cho hiệu quả. Trên thế giới và ngay tình thế của cách mạng luôn vận động, thay đổi, nhưng giá trị chân lý và mục tiêu cách mạng thì không thể thay đổi. Người làm cách mạng cần phải đứng vững trên một chân lý cách mạng, phải kiên định với mục tiêu cách mạng đã lựa chọn để đối phó với những tình huống phức tạp xảy ra trong thực tế ở mỗi thời kỳ.

Triết lý “Dĩ bất biết, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc khi được Đảng ta vận dụng trong phòng, chống đại dịch COVID-19.

Ngày 1-4-2020 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Từ đây, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào “cuộc chiến đấu trong thời bình” - Cuộc chiến phòng, chống dịch đại dịch COVID-19. Trong cuộc chiến này triết lý “Dĩ bất biết, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lẫn nữa được vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt, thể hiện ở một số vấn đề sau:

Đối với “Dĩ bất biến”, trước hết toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đồng sức, đồng lòng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Chúng ta xác định và thống nhất việc “chống dịch như chống giặc” không chỉ phản ánh sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống; còn là tư tưởng chỉ đạo và phương châm hành động xuyên suốt của Đảng ta trong “cuộc chiến” phòng, chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam bảo đảm giành thắng lợi nhanh nhất. Hai là, xác định và thống nhất mục tiêu cao cả “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết” và góp phần vào “nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng”.

Đối với “ứng vạn biến” vận dụng trong phòng, chống đại dịch COVID-19, có thể hiểu: một là, sự phức tạp của dịch, bệnh COVID-19; hai là, thể hiện sự thay đổi về phương pháp, cách thức phòng chống dịch như: trong lãnh đạo, chỉ đạo; huy động nguồn lực; dự báo, kiểm soát tình hình…, ở những thời điểm, diễn biến ở các làn sóng của đại dịch, thể hiện ở một số dẫn chứng sau:

Trước diễn biến rất phức tạp, khó lường, nguy hiểm của dịch, bệnh COVID-19. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ Việt Nam; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản như: Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống đại dịch COVID-19; Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, ngày 1-7-2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19… để tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVI-19 thích ứng với tình hình.

Theo đó, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các tác phòng, chống dịch như: Kế hoạch số 177/KH-UBND, ngày 21-7-2021 của UBND tỉnh về việc đón công dân tỉnh Thanh Hóa từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Công điện số 23/CĐ- UBND, ngày 1-8-2021, của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tạm dừng tiếp nhận công dân về từ vùng có dịch COVID-19 đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tỉnh quyết định trích 5 tỷ đồng, thông qua Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh, để hỗ trợ các gia đình có nhu cầu cấp thiết có nguyện vọng, đã đăng ký về quê và các đối tượng khó khăn khác; Công điện số: 24/CĐ-UBND, ngày 11-8-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh…

Do nắm chắc diễn biến dịch và chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành nên trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã, đang, tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp để kiểm soát, đẩy lùi và thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. Công tác phòng, chống dịch đã tập trung vào việc siết chặt quản lý bên ngoài, kiểm soát mọi nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn để giữ vững ổn định bên trong, mở lại một số hoạt động và loại hình kinh doanh dịch vụ với yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch... Đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thanh Hóa vẫn đang được kiểm soát tốt.

Từ những phân tích trên cho thấy, triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang chuyển hóa và thẩm thấu sâu và trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong phòng, chống dịch COVID-19. Bởi vậy, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 từ Trung ương tới cơ sở “phải quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực; chủ động nắm chắc và dự báo, kiểm soát tốt tình hình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh; linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công việc hệ trọng này”. Nhưng dù có mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên mục đích cuối cùng và phải theo đuổi đến cùng (Dĩ bất biến) là “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết” và góp phần vào “sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng” để “xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của đất nước ta và dân tộc ta!”.

Có thể khẳng định triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mọi hoàn cảnh của cách mạng, ở những giai đoạn lịch sử cụ thể, triết lý đó vẫn giữa nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng, chống đại dịch COVID–19 ở nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng là một minh chứng cho những giá trị quý báu đó.

ThS. Phạm Bá Thịnh - ThS. Nguyễn Thị Duyên

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa


ThS. Phạm Bá Thịnh - ThS. Nguyễn Thị Duyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]