(vhds.baothanhhoa.vn) - Chiều nay (29/9), tại Sân Rồng khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã diễn ra buổi tổng duyệt kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổng duyệt kịch bản Lễ hội Lam Kinh năm 2018

Chiều nay (29/9), tại Sân Rồng khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã diễn ra buổi tổng duyệt kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh năm 2018.

Tham dự buổi tổng duyệt có các đồng chí: Nguyễn Văn Phát - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Lam Kinh năm 2018; Phạm Duy Phương- Giám đốc Sở VH,TT&DL; đại diện các đơn vị liên quan, nghệ sĩ, diễn viên trực tiếp tham gia biểu diễn tại lễ hội.

Các đồng chí Nguyễn Văn Phát - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở VH,TT&DL; các đơn vị địa phương liên quan tiếp tục hoàn thiện để chương trình Lễ hội diễn ra thành công

Lễ kỷ niệm 600 Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lơi và Lễ hội Lam Kinh năm 2018 sẽ chính thức diễn ra vào sáng ngày 22/8 (âm lịch). Đến thời điểm tổng duyệt toàn bộ kịch bản chương trình, các nghi thức, nghi lễ, tiết mục nghệ thuật sẽ diễn ra trong ngày chính hội đã cơ bản được hoàn thiện. Theo đó, lễ hội sẽ diễn ra với phần lễ trang nghiêm, thành kính với các nghi thức truyền thống (rước kiệu, tế lễ, dâng hương, đọc chúc văn…) và phần hội sôi động, đặc sắc với chương trình nghệ thuật chủ đề “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn” được đầu tư dàn dựng công phu, hoành tráng.

Hình ảnh tại buổi tổng duyệt

Trong chương trình nghệ thuật có các tiết mục sân khấu hóa ngợi ca công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi từ những ngày đầu tụ hội nghĩa sĩ nơi núi Lam Sơn dấy nghĩa chống giặc Minh xâm lược cho đến ngày thành công, lên ngôi hoàng đế, đặt nền móng cho sự thịnh trị của vương triều phong kiến nhà Hậu Lê. Cùng với đó là các tiết mục, trò diễn dân gian độc đáo, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mang đậm sắc thái văn hóa xứ Thanh (trò diễn Xuân Phả); các ca khúc hát về quê hương Thanh Hóa…Chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia biểu diễn của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên chắc chắn sẽ mang đến cho quan khách, người dân tham dự lễ hội xúc cảm đặc biệt.

Đánh giá sau buổi tổng duyệt, các đồng chí Nguyễn Văn Phát và Phạm Đăng Quyền ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị và tinh thần nghiêm túc, nỗ lực tập luyện, dàn dựng của các nghệ sĩ, diễn viên, ê kíp… thực hiện chương trình. Tuy nhiên, để lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp đúng như kỳ vọng, xứng với quy mô, tầm vóc thì BTC chương trình cần chú trọng, hoàn thiện, bổ sung một số vấn đề như: công tác chuẩn bị cho lễ dâng hương phải hết sức chu toàn; đảm bảo yếu tố điện lưới; trang phục biểu diễn; đạo cụ; ma két sân khấu…đảm bảo yếu tố mỹ thuật, lịch sử, phù hợp với tính chất của lễ hội. Bên cạnh đó, BTC và các địa phương, đơn vị liên quan cũng cần tăng cường công tác quản lý, đảm bảo ANTT; an toàn vệ sinh thực phẩm; bán hàng…để không ảnh hưởng đến không gian của lễ hội.

Đồng chí Phạm Duy Phương - Giám đốc Sở VH,TT&DL đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ban Tuyên Giáo và UBND tỉnh, đồng thời đề nghị các đơn vị liên quan (huyện Thọ Xuân; Ngọc Lặc) phối hợp cùng với Sở để Lễ kỷ niệm và Lễ hội Lam Kinh năm 2018 diễn ra thực sự thành công.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]