(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại các huyện Như Thanh và Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch.

Bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Tại các huyện Như Thanh và Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch.

Bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Tham dự các lớp tập huấn có 160 học viên (mỗi lớp 80 học viên) là các nghệ nhân, người lưu giữ, già làng, trưởng bản, hộ gia đình là người Mường đã và đang tham gia nghề dệt thổ cẩm; thanh niên (có độ tuổi từ 18-25) là người dân tộc Mường, Thái đang sinh sống trên địa bàn các huyện Như Thanh và Bá Thước.

Bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Học viên đã được phố biến những kiến thức về nguồn gốc, giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mường ở Thanh Hóa; nghệ thuật tạo hình hoa văn Mường truyền thống (các mô thức hoa văn, bảng màu hoa văn, tỉnh biểu tượng, biểu nghĩa của tạo hình hoa văn và màu sắc); Cách thức bảo tồn, lưu giữ trang phục truyền thống của dân tộc Mường ở Thanh Hóa; Những giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch.

Bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phần thực hành với kỹ năng dệt, thêu hoa văn, may, mặc trang phục truyền thống dân tộc Thái; Hướng dẫn thực hành một số cách thức làm ra các sản phẩm phục vụ du lịch và các hàng hóa tiêu thụ ra thị trường bằng thổ cẩm, học viên đã được đi thực tế khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình điểm tại các hợp tác xã và một số hộ gia đình tiêu biểu tại các xã Xuân Khang, Thanh Tân (huyện Như Thanh) và Lũng Niêm, Cổ Lũng (huyện Bá Thước).

Sau khóa học học viên đã nhận thức được giá trị của hoa văn thổ cẩm truyền thống, nắm vững kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống; thành thạo những kỹ năng cơ bản của nghệ thuật thêu hoa văn trên trang phục gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]