(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền thờ Đức Thánh Lê Phụng Hiểu tại thôn Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) được biết đến là di tích lịch sử có từ thời Lý. Qua thời gian, một số hạng mục của ngôi đền đã và đang xuống cấp trầm trọng. Tuy vậy, trong quá trình tu bổ tôn tạo lại di tích này, một số đối tượng cũng như người bảo vệ ngôi đền đã lợi dụng và có hành vi đào trộm, lấy cắp các cổ vật quý tại đây.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lợi dụng trùng tu, tôn tạo, bảo vệ đền đào trộm, đánh cắp nhiều cổ vật

Đền thờ Đức Thánh Lê Phụng Hiểu tại thôn Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) được biết đến là di tích lịch sử có từ thời Lý. Qua thời gian, một số hạng mục của ngôi đền đã và đang xuống cấp trầm trọng. Tuy vậy, trong quá trình tu bổ tôn tạo lại di tích này, một số đối tượng cũng như người bảo vệ ngôi đền đã lợi dụng và có hành vi đào trộm, lấy cắp các cổ vật quý tại đây.

Ngôi đền Lê Phụng Hiểu đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo..jpg

Đền thờ Lê Phụng Hiểu đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo.

Di tích lịch sử linh thiêng

Tại xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa hiện nay đang có một Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền thờ Đức Thánh Lê Phụng Hiểu luôn được người dân nơi đây hương khói cẩn thận. Bởi họ cho rằng đây là ngôi đền linh thiêng, phù hộ cho dân làng mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. Lê Phụng Hiểu là một đại tướng đã có công khởi dựng nhà Lý và phụng sự tới ba triều vua đầu tiên của triều Lý đó là vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ghi nhận những công trạng của ông, người đời sau đã ca ngợi và lập đền thờ ở nhiều nơi trong đó có nhân dân xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa).

Trước đây, ngôi đền được xây dựng quy mô khá bài bản với kiến trúc hài hòa. Trước cổng có nghinh môn, xác định bởi bốn trụ hoa vuông thành sắc cạnh vươn cao với hình đèn lồng ở gần đỉnh cột, trên đỉnh có tượng nghê chầu, ở đoạn giữa xây cửa cuốn kiểu chồng diêm, hai tầng mái có các đầu đao, giữa cửa ra vào là một bức bình phong. Hai bên sân có tả vu, hữu vu và đền thờ. Tiếc rằng qua biến cố của thời gian và lịch sử biến thiên nên một số hạng mục công trình nay chỉ còn dấu tích, nơi đây chỉ còn lại tòa nhà hậu cung có niên đại khoảng từ thế kỷ XVII - XVIII và ngôi tiền đường năm gian mới được trùng tu mấy năm trở lại đây.

Công trình còn sót lại của ngôi đền này hiện nay là tòa nhà hậu cung còn giữ được tương đối nguyên vẹn, kết cấu theo kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”. Đây một kiểu liên kết vì kèo tương đối phổ biến của kiến trúc dân gian Việt Nam ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Mã. Ngôi đền cũng lưu giữ nhiều đồ thờ cổ thời Lý, trong đó có tới 23 sắc phong.

Chính vì những giá trị về lịch sử và tâm linh của ngôi đền, cho nên chính quyền địa phương đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới di tích này. Đồng thời, có những phương án cũng như kinh phí để trùng tu, tôn tạo ngôi đền, nhằm tiếp tục bảo vệ cũng như giữ gìn cho thế hệ mai sau những giá trị về tâm linh quý giá.

Tuy nhiên, trong khi việc trùng tu, tôn tạo đền thờ Lê Phụng Hiểu đang được thực hiện, thì một số người dân đã chứng kiến và phản ánh tình trạng có một số đối tượng lợi dụng, tổ chức đào, đánh cắp nhiều cổ vật giá trị tại đây. Điều khiến người dân bức xúc hơn nữa khi nghi vấn một trong những đối tượng này lại là người được tin tưởng giao trọng trách trông coi và bảo vệ ngôi đền?

Khu Hoàng Cung, nơi ông Vậy thực hiện hành vi đào trộm cổ vật.jpg

Khu Hoàng cung, nơi ông Vậy thực hiện hành vi đào trộm cổ vật.

Chính người được giao nhiệm vụ bảo vệ lại là kẻ đào trộm?

Theo ghi nhận từ người dân, đền thờ Đức Thánh Lê Phụng Hiểu xưa nay là nơi linh thiêng được các cấp chính quyền dành sự quan tâm bảo vệ đặc biệt. Không ai được ra vào tùy tiện nếu không có sự hướng dẫn của ban quản lý đền. Khi khách thập phương có nhu cầu tham quan, dâng hương lễ thì sẽ liên hệ với bên ban quản lý. Cụ thể, ông Đỗ Xuân Vậy là người được giao trọng trách trông coi và bảo vệ ngôi đền thờ này.

Dù mới được giao trọng trách trên trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng ông Vậy đã nhiều lần để xảy ra nhiều vụ trộm một cách rất khó hiểu tại đây. Khi mà kẻ gian đã ngang nhiên cắt khóa xâm nhập vào ngôi đền để trộm cắp nhiều cổ vật quý như: 3 chén ngọc cổ (trên miệng và đáy bích đồng), 4 đĩa sử cổ (Cá hóa Rồng), 2 bát tô sứ cổ (Cá hóa rồng), 1 bát hương đá cổ cao khoảng 0,45cm và 1 thanh kiếm gỗ...

Trong lúc những vụ mất cắp trên còn chưa ngã ngũ và vẫn chưa thể tìm thấy các cổ vật quý giá để trao trả lại cho ngôi đền, thì ngay sau đó, một số người dân đã phát hiện ra chính ông Vậy lại là người ngang nhiên đào trộm trong khu Hoàng cung của ngôi đền, lấy đi nhiều đồ cổ quý giá khác.

Thay vì làm đúng chức trách của mình, ông Vậy lại chính là người lợi dụng việc được giao là trông coi ngôi đền để đào trộm cổ vật. Điều này đã thực sự làm dấy lên sự bức xúc trong đông đảo dư luận nhân dân.

Qua xác minh tìm hiểu, PV được biết, quá trình thực hiện việc đào trộm lấy cắp cổ vật của ông Vậy đã diễn ra từ đêm 11/7 đến 14/7 (âm lịch). Sau khi phát hiện ra sự việc trên, chính quyền địa phương đã vào cuộc kiểm tra xử lý, nhưng theo người dân thì động thái trên vẫn chưa thực sự nhanh chóng và quyết liệt.

Biên bản của sự việc.

Trao đổi vấn đề này với đại diện phía chính quyền, PV đã có buổi làm việc với ông Lê Hùng Mạnh - Chủ tịch UBND xã Hoằng Sơn, ông cho biết: “Đúng là vừa qua trên địa bàn xã có xảy ra sự việc trên, ông Vậy đã lợi dụng việc trùng tu, tôn tạo lại ngôi đền để thực hiện hành vi trộm cắp. Vị trí ông Vậy đào là trong khu vực Hoàng cung. Diện tích ông ấy đào rộng và sâu khoảng 1m. Sau khi nhận được phản ánh, chính quyền xã đã giao cho ông Trần Văn Lân - Phó Chủ tịch UBND xã là Trưởng ban quản lý di tích vào cuộc kiểm tra và lập biên bản xử lý vụ việc. Ông Vậy cũng đã khai nhận hành vi của mình, sau đó chúng tôi lập biên bản và xử phạt hành chính với ông Vậy với mức xử phạt là 2.000.000 đồng. Trước mắt chúng tôi đã cho ông Vậy nghỉ và bàn giao công việc trông coi cho người khác”.

Ông Mạnh nói tiếp: Tất cả những hồ sơ liên quan đến vụ việc trên, chúng tôi đã giao lại cho phía Công an huyện để tiếp tục điều tra. Không biết hành vi đào trộm trên, ông ấy thực hiện một mình hay bắt tay với ai. Nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể từ phía công an, và cũng không biết ông ấy đã đào và lấy đi những đồ vật gì”.

Việc để xảy ra vụ việc đáng tiếc như trên, trách nhiệm lớn nhất thuộc về Ban quản lý di tích cũng như chính quyền địa phương. Không những công tác quản lý, bảo vệ tại đây cần chặt chẽ hơn, mà ngay cả vấn đề chọn người trông coi, bảo vệ ngôi đền này cũng cần được chú trọng.

Để sớm tìm lại số cổ vật bị đánh mất trong đền thờ Lê Phụng Hiểu và không để vụ việc tương tự xảy ra? Câu hỏi này đang chờ cơ quan điều tra và chính quyền xã Hoằng Sơn vào cuộc nghiêm minh, theo đúng Luật Di sản văn hóa.

Vũ Lê


Vũ Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]