(vhds.baothanhhoa.vn) - Nghị định 122/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới so với Thông tư 12 ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương, điều đó đang là trở ngại cho không ít địa phương khi bình xét danh hiệu gia đình văn hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng bình xét danh hiệu gia đình văn hóa

Nghị định 122/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới so với Thông tư 12 ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương, điều đó đang là trở ngại cho không ít địa phương khi bình xét danh hiệu gia đình văn hóa.

Nghị định 122 đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản của việc bình xét và 4 nhóm giải pháp gồm: Xây dựng tiêu chí bình xét danh hiệu; Thang điểm và phương thức chấm điểm; Quy trình xét tặng và Biện pháp quản lý nhà nước. Theo đó, nghị định quy định về tiêu chuẩn, quy trình xét tặng các danh hiệu gia đình văn hóa; danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa và tương đương (khu dân cư văn hóa). Bên cạnh đó, quy định xét tặng giấy khen gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai; thực hiện trên cơ sở tự nguyện và chỉ xét tặng khi hộ gia đình, khu dân cư có đăng ký tham gia.

Nghị định 122 ra đời góp phần nâng cao chất lượng danh hiệu gia đình văn hóa.

Bà Lê Thị Phương - Trưởng phòng VHTT huyện Đông Sơn, cho biết, nội dung nghị định có nhiều điểm mới so với Thông tư 12 ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" và tương đương. Với những quy định chặt chẽ, nghị định nhằm đưa việc bình xét, khen tặng và tôn vinh các danh hiệu văn hóa đạt hiệu quả và chất lượng thực chất, khắc phục "bệnh hình thức", thiếu chiều sâu khi bình xét các danh hiệu như từng diễn ra ở một số nơi trong thời gian qua.

Năm 2018, huyện Đông Sơnđạt tỷ lệ gia đình văn hóa là 99%. Đây là một con số rất cao, tuy nhiên để duy trì được con số đó trong năm 2019 là điều không dễ dàng, nhất là việc bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” phải thực hiện theo Nghị định 122. Theo bà Phương, thì có 2 tiêu chí khó cho việc bình xét đó là tiêu chí về bảo hiểm y tế (BHYT) và tiêu chí về nước hợp vệ sinh.

Xây dựng bảng chấm điểm GĐVH mới gồm 3 tiêu chuẩn với 24 tiêu chí bao quát hầu hết các lĩnh vực, đạt độ tiệm cận hoặc cao hơn mức chuẩn so với một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nội hàm các tiêu chí dễ định lượng, xác định được mức độ đạt và không đạt khi bình xét phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Quy định 9 trường hợp không được xét GĐVH, đây là điểm mới, cụ thể, giúp cho việc bình xét được thuận lợi, đồng thời hạn chế tối đa tính hình thức trong quá trình bình xét danh hiệu. Đồng thời, quy định thêm những hộ gia đình không thực hiện đăng ký xây dựng GĐVH từ đầu năm hoặc những hộ gia đình vắng họp xét không có lý do chính đáng sẽ không được xét và công nhận GĐVH; không xét đối với những hộ gia đình có tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn quy định dưới 50% số điểm tối đa. Đồng thời, trong hướng dẫn đăng ký, bình xét, công nhận phải thực hiện đúng quy trình chi tiết, cụ thể các bước tiến hành, tuyệt đối không được đốt giai đoạn, đảm bảo tuân thủ phát huy dân chủ, trên cơ sở bàn bạc biểu quyết; không để xảy ra tình trạng tổ chức bình xét mang tính qua loa, hình thức hay chạy theo thành tích. Theo đó, sự ra đời của Nghị định 122 là rất rõ ràng và phù hợp.

Tương tự, trên địa bàn huyện Nông Cống, tỷ lệ gia đình văn hóa toàn huyện là 86,93%. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Phượng - Trưởng phòng VHTT huyện thì: Có khả năng khi áp dụng theo Nghị định 122, tỷ lệ gia đình văn hóa sẽ giảm xuống vì thực tế các địa phương trên địa bàn có sự phát triển không đồng đều, vì vậy 2 tiêu chí về BHYT và nước hợp vệ sinh đang có nhiều xã gặp khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Phượng thì: những quy định bổ sung của Nghị định 122 là cơ sở quan trọng để việc bình xét các danh hiệu văn hóa nói chung và danh hiệu gia đình văn hóa đảm bảo đi vào thực chất. “Những tiêu chí cụ thể cùng những quy định cho các nhóm trường hợp không được bình xét sẽ giúp cho việc xét tặng danh hiệu đúng quy trình, thủ tục, hạn chế tối đa tính hình thức mà đi vào chất lượng. Việc phân chia thang điểm đối với từng khu vực nông thôn và thành thị cũng phù hợp với điều kiện của mỗi vùng miền, tránh tình trạng cào bằng, thiếu công bằng trong xét tặng danh hiệu như trước đây.

Giờ đây, khi nghị định đã được ban hành, điều quan trọng là đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả, phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo của các ban, ngành cũng như chính quyền các cấp trong tổ chức phong trào, bình xét các danh hiệu văn hóa.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]