(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ khi có quyết định của Nhà nước chọn ngày giỗ Tổ truyền thống của ngành sân khấu 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam, mỗi năm cứ đến ngày này, các đoàn nghệ thuật và giới nghệ sĩ tại Thanh Hóa lại có dịp tụ hội và tri ân tổ nghề.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngày Sân khấu ở Thanh Hóa

Từ khi có quyết định của Nhà nước chọn ngày giỗ Tổ truyền thống của ngành sân khấu 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam, mỗi năm cứ đến ngày này, các đoàn nghệ thuật và giới nghệ sĩ tại Thanh Hóa lại có dịp tụ hội và tri ân tổ nghề.

Vòng vây nghiệt ngã - vở diễn sẽ tham dự Cuộc thi Liên hoan nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2019.

Nói đến sân khấu truyền thống Thanh Hóa trong quá khứ, những vở diễn như “Đồng tiền Vạn Lịch”, “Hai nghìn ngày oan trái”, “Gươm báu truyền ngôi”, “Rực lửa Diên Hồng”... đã để lại nhiều dấu ấn với những người yêu nghệ thuật xứ Thanh, đồng thời cũng khẳng định vị trí của ngành sân khấu Thanh Hóa trong lịch sử sân khấu Việt Nam.

Suốt chặng đường ấy, nhiều thế hệ nghệ sĩ các đoàn chèo, tuồng, cải lương của Thanh Hóa đã gắn bó mật thiết với khán giả, với đồng bào thông qua những vai diễn xuất sắc, những vở diễn đặc sắc. Việc các đoàn nghệ thuật truyền thống của Thanh Hóa giành các giải cao tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn sân khấu toàn quốc là điều không có gì phải ngạc nhiên. Điều này khẳng định, sân khấu truyền thống Thanh Hóa đã có chỗ đứng trong lịch sử sân khấu nước nhà. Nhiều huy chương, nhiều nghệ sĩ đã được trao tặng NSƯT, NSND. Chỉ tính vài năm gần đây, sân khấu Thanh Hóa nổi bật với các vở diễn “Gươm báu truyền ngôi” (năm 2013), “Tấm lòng vàng” (năm 2016) và “Trống trận Ba Đình” (năm 2018). Tại Cuộc thi nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2016, vở diễn “Tấm lòng vàng” của tác giả Trần Hồng Vân và đạo diễn Trương Hải Thọ đã vượt lên trở thành một trong năm vở diễn giành Huy chương Vàng. Đạo diễn NSND Trương Hải Thọ cũng giành giải đạo diễn xuất sắc nhất cuộc thi. Xếp hạng chung cuộc, Thanh Hóa lần đầu lọt vào tốp 5 đoàn dẫn đầu trong số 16 đoàn tham gia cuộc thi.

Năm 2019 này, ngành sân khấu Thanh Hóa đón tin vui khi vừa có 3 nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và 5 người là nghệ sĩ ưu tú. Điều đó cho thấy, đứng trước những khó khăn và thách thức của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, sự thay đổi tích cực của điện ảnh và phim truyền hình, mạng xã hội... lượng khán giả đến với sân khấu ngày một ít đi. Cùng với những khó khăn về đời sống, cơ chế, chính sách đối với đội ngũ diễn viên nhưng các nghệ sĩ sân khấu ở Thanh Hóa vẫn cố gắng sống và làm nghề. Làm nghề ở đây là họ được sáng tạo, được thể hiện cái tôi nghệ thuật của mình. Chứng kiến những buổi tập của các nghệ sĩ chèo với vở Vòng vây nghiệt ngã để tham dự Cuộc thi Liên hoan nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2019 sẽ được tổ chức ở Bắc Giang trong tháng 9 này, mới thấy các nghệ sĩ hăng say với nghề, nỗ lực học hỏi. Nghệ thuật không phải là món ăn truyền thống quen thuộc, nó luôn cần sự đổi mới, vì thế NSND Hàn Hải trong vai trò đạo diễn đã cố gắng làm mới một vở diễn cũ.

Chính vì thế, ngày sân khấu được xem là linh thiêng đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Đó là ngày để mỗi nghệ sĩ thắp nén hương kính tri ân tổ sư, những bậc tiền bối đã có công khai phá bộ môn nghệ thuật sân khấu của dân tộc. Cũng là ngày để các nghệ sĩ có thể chia sẻ với nhau về nghề, những dự định và kế hoạch mới cho một mùa hội sân khấu.

Đặc biệt, năm 2019, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 2019 - 2024. Các cấp hội sẽ tiến hành công tác chuẩn bị để tổ chức các đại hội cơ sở từ tháng 5/2019. Đại hội toàn quốc sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12/2019.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]