(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua ngoài lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Như Thanh phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Những năm qua ngoài lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.

Như Thanh phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Lễ hội cơm mới của bà con người Mường thôn Bái Đa, xã Phượng Nghi.

Theo đó, huyện đã tập trung phục dựng các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Cùng với đó chỉ đạo các xã, thị trấn khôi phục lại các trò chơi, trò diễn dân gian, như: Đánh cù, đánh đu, cầu phao, bịt mắt bắt dê, lễ hội nấu cơm; các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống, như: Hát ru, dân ca của người Mường, hát chèo của người Kinh...

Đặc biệt, năm 2018 lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào Thái xã Xuân Phúc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để huyện tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch một cách bền vững.

Ngoài ra, huyện cũng đã lựa chọn một số lễ hội văn hóa đặc trưng, loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống để tổ chức thường niên, kết hợp với giới thiệu các món ăn, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương... nhằm quảng bá, thu hút du khách và từng bước tạo thương hiệu cho du lịch Như Thanh.

Như Thanh phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Di tích lịch sử cách mạng quốc gia Lò cao kháng chiến ở xã Hải Vân, nay thuộc thị trấn Bến Sung đã được trùng tu, tôn tạo.

Cùng với việc đầu tư, xây dựng các điểm du lịch cộng đồng, huyện Như Thanh đã huy động hàng chục tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử cách mạng quốc gia Lò cao kháng chiến ở xã Hải Vân nay thuộc thị trấn Bến Sung; Khu di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh đền Phủ Na, xã Xuân Du; đền Khe Rồng ở xã Hải Long; đền Bạch Y công chúa, xã Phú Nhuận…. Trong tương lai, các khu, điểm du lịch này sẽ là những điểm đến vệ tinh kết nối với Quần thể Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Bến En, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bên cạnh thu hút kêu gọi đầu tư, huyện còn ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng để nâng cao khả năng kết nối các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện như: Kết nối các tuyến đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn đến Khu Du lịch Bến En; nút giao thông Vạn Thiện đi Bến En, Bến En đi thị trấn Bến Sung, thị trấn Bến Sung đi Am Tiên; nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 520 và mở tuyến đường mới tránh Quốc lộ 45, tuyến đường thị trấn Bến Sung đi Yên Thọ...

Thời gian tới huyện Như Thanh tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời kêu gọi các nguồn vốn tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích lích sử, danh lam thắng cảnh, gắn với phát triển du lịch, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2025 huyện Như Thanh trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.

Quốc Hương

.


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]