(vhds.baothanhhoa.vn) - Về với Sầm Sơn mùa hè, du khách sẽ không chỉ được tắm biển, được ăn những hải sản thơm ngon bổ dưỡng mà còn có cơ hội được tham gia các lễ hội: Bánh chưng, bánh giầy và Cầu ngư - bơi chải với những nét văn hóa vô cùng độc đáo, hấp dẫn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Văn hóa du lịch Sầm Sơn qua lễ hội Cầu ngư - bơi chải

Về với Sầm Sơn mùa hè, du khách sẽ không chỉ được tắm biển, được ăn những hải sản thơm ngon bổ dưỡng mà còn có cơ hội được tham gia các lễ hội: Bánh chưng, bánh giầy và Cầu ngư - bơi chải với những nét văn hóa vô cùng độc đáo, hấp dẫn.

Nếu như Lễ hội Bánh chưng - bánh giầy (từ ngày 11 - 13/5 ÂL) được tổ chức với mục đích tôn vinh tổ nghề dệt xúc và thờ thần Độc Cước của người nông dân Sầm Sơn với hi vọng cho một mùa màng tươi tốt, nhà nhà no đủ thì Lễ hội Cầu ngư - Bơi chải (phường Quảng Tiến) vào ngày 14/5 ÂL hàng năm lại thể hiện ước muốn của ngư dân ven biển về một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, bội mùa tôm cá. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có lịch sử lâu đời và gắn liền với một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Phần thi đan lưới của các đội thể hiện sự dẻo dai, tinh thần đồng đội cao của ngư dân Quảng Tiến.

Theo các tài liệu ghi chép lại thì cách đây hơn 700 năm trước, cũng vào ngày này năm Ất Dậu - 1285 (thế kỷ XIII thời Nhà Trần). Trên dòng sông Mã hiền hoà, ở ngay Cửa Hới - Sầm Sơn, Kim Cương tướng quân được triều đình nhà Trần mà trực tiếp là Chiêu Minh vương, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải giao nhiệm vụ chỉ huy, tổ chức nhiều trận huyết chiến với quân xâm lược Nguyên - Mông do hai tên tướng khét tiếng tàn bạo là Ô Mã Nhi và Toa Đô cầm đầu. Các trận đánh đã làm cho quân giặc bị nhiều tổn thất nặng nề, bảo vệ an toàn triều đình nhà Trần trong thời gian rút vào Thanh Hoá, đóng góp to lớn vào cuộc tổng tiến công chiến lược, quyét sạch quân Nguyên - Mông ra khỏi bờ cõi Đại Việt lần thứ hai (1285).

Để tưởng nhớ và tri ân công đức những lớp cha, ông xưa đã góp công sức, đức độ trong việc bảo vệ Tổ quốc, ủng hộ nhân dân, xây dựng mở mang cơ nghiệp nên hàng năm, cứ sau Lễ hội Bánh chưng, bánh giầy, nhân dân Sầm Sơn nói chung và phường Quảng Tiến nói riêng lại tổ chức Lễ hội Cầu ngư - Bơi chải. Cũng thông qua lễ hội biểu dương sức mạnh tinh thần thượng võ, luyện tay nghề sông nước; tăng cường rèn luyện thể chất và lòng dũng cảm của con người trước những cơn sóng giữ.

Với ý nghĩa đó, Lễ hội Cầu ngư năm nay gồm nghi thức dâng hương, truyền thống vào hồi 14h ngày 12/5 ÂL. Đến 13h cùng ngày sẽ tiến hành tế lễ cáo yết vào hội. 20h ngày 13/5, Ban tổ chức sẽ làm Lễ tẩy tịnh và Lễ thỉnh tâm linh truyền thống. Các nghi lễ Cầu ngư, cầu an sẽ diễn ra từ 4h sáng ngày 14/5 và đến 6h15 - 700 cùng ngày, 3 làng gồm làng Hới, Lộc Trung, Cá Lập sẽ rước kiệu, rước thuyền Long Châu. Đây là nghi lễ linh thiêng thể hiện rõ bản sắc, phong tục riêng chỉ có ở lễ hội Cầu ngư. Tuy nhiên, vui nhất là phần hội, các đội phải trải qua các phần thi độc đáo, hấp dẫn như: đan lưới, đẩy gậy, vật tay… Các hoạt động này đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe, sự dẻo dai và một tinh thần, ý chí vô cùng mạnh mẽ. Qua đó sẽ giúp du khách hiểu hơn về con người Sầm Sơn, hiểu hơn về những nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân ven biển.

Chủ tịch UBND phường Quảng Tiến - Ông Trần Học Đính cho biết: “Thông qua lễ hội, địa phương mong muốn động viên người dân tích cực vươn khơi bám biển, giữ gìn tổ nghiệp của cha ông tạo dựng. Lễ hội cũng là “kênh” tuyên truyền, quảng bá, giúp du khách biết đến nhiều hơn về một TP du lịch Sầm Sơn không chỉ đẹp, văn minh mà còn thân thiện, cởi mở. Do đó, công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư - bơi chải năm 2018 đã được địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng, hứa hẹn sẽ mang lại một không gian văn hóa linh thiêng, giúp du khách có thêm những trải nghiệm đáng nhớ khi về với Sầm Sơn vào mỗi dịp hè về”.

Ý Hạ


Ý Hạ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]