[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Sinh năm 1940 ở Thiệu Giang (Thiệu Hóa) dọc triền đê sông Cầu Chày, nơi lắm bắp nhiều khoai, có những bãi rau xanh rờn, tính cả tuổi “mụ”, ông đã 82 tuổi. Chúng tôi vẫn gọi ông là người nhiều “nhà” nhất trên đất xứ Thanh này: nhà báo, nhà nhiếp ảnh, nhà thơ, nhà lý luận phê bình. Đã thế “nhà” nào của ông cũng được xây đắp bằng tất cả tâm huyết, tài năng của mình. Nhưng “nhà” ông gắn bó dài lâu nhất là nhiếp ảnh. Đó là nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Đàm.

Sinh năm 1940 ở Thiệu Giang (Thiệu Hóa) dọc triền đê sông Cầu Chày, nơi lắm bắp nhiều khoai, có những bãi rau xanh rờn, tính cả tuổi “mụ”, ông đã 82 tuổi. Chúng tôi vẫn gọi ông là người nhiều “nhà” nhất trên đất xứ Thanh này: nhà báo, nhà nhiếp ảnh, nhà thơ, nhà lý luận phê bình. “Nhà” nào của ông cũng được xây đắp bằng tất cả tâm huyết, tài năng của mình. Nhưng “nhà” ông gắn bó dài lâu nhất là nhiếp ảnh. Ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Đàm.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Một ngày đẹp trời của năm 2000, NSNA Lê Phức - Tổng thư ký Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vào Thanh Hóa để xóa “điểm trắng” hội viên hội NSNA. Nhờ có cuộc gặp với NSNA Lê Phức, từ một người làm ảnh thông tấn, Trần Đàm đã rong ruổi khắp các miền quê ở Thanh Hóa để tìm cảm hứng sáng tác cho những tác phẩm nghệ thuật. Lúc ấy, đời sống đang còn khó khăn, lại dùng máy film (máy ảnh kỹ thuật số chưa thông dụng), nên đã đặt tay vào nút bấm là phải “chắc ăn”, bởi nếu bấm lia lịa như máy ảnh hiện nay thì tiền đâu mà mua film và in ảnh.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Sau nhiều chuyến đi, NSNA Trần Đàm vỡ nhẽ ra nhiều vấn đề, khoảng cách giữa ảnh thông tấn và ảnh nghệ thuật là một trời một vực. Nhưng càng đi vào ông càng say mê, say mê đến tốn kém. Bù lại, “Ruộng bậc thang ở Bá Thước”, “Mùa vàng ấm no” là hai tác phẩm đầu tiên của ông đã được tham gia triển lãm toàn quốc.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Tiếp đến năm 2003 ông tham gia các cuộc thi ảnh “Nước sạch và vệ sinh môi trường” với tác phẩm “Nước sạch cho bánh chưng ngày Tết” đoạt giải Ba. Sau 3 năm bôn ba lặn lội, ông có 40 điểm đủ tiêu chuẩn kết nạp vào Hội NSNA Việt Nam. Kể từ sau khi được kết nạp, ông đã dìu dắt thêm nhiều nghệ sĩ tham gia và thành lập Chi hội NSNA Thanh Hóa.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Một ngày của ông bắt đầu từ 5 giờ sáng với những bước thể dục khởi động cho khỏe, “né tuổi già được tí nào hay tí ấy”. Buổi sáng sớm chính là nguồn cảm hứng với nghệ sĩ. Khởi đầu một ngày mới, khi tất cả không gian xung quanh đều lặng lẽ và trong trẻo. Biết bao tác phẩm ra đời ở khoảnh khắc ấy.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Với ông, ngày nào không được chụp ảnh là thấy bức bối, dù chỉ là chụp cho vui mình và vui người. Thực sự thời gian ông dành nhiều cho công việc, bạn bè, anh em. Ai, nhóm bạn nào gọi ông cũng đến ngay, đến liền cứ như thiếu ông là mọi cuộc vui như thiếu tiếng cười.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Chính sự “ham chơi ấy” mà việc ông đến với nghề, khẳng định tên tuổi của mình nhẹ nhàng, dễ chịu, đầy hứng thú. Và đó chính là sự thăng hoa để ông bắt được khoảnh khắc “một đi không trở lại” của mọi người, những thời khắc lịch sử của vùng đất với cả niềm vui, nỗi buồn và thân phận con người, thiên nhiên.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Ông đã đi khắp đất nước để có tập sách ảnh Hoa trăm miền; đi khắp tỉnh Thanh để có sách Hương rừng, Biển mặn. Sống trong lòng Phật giáo để có sách Miền tâm linh. Đau đáu với ngành du lịch tỉnh nhà nên mới có Miền đất tôi yêu, Nét đẹp xứ Thanh; Sống, gắn bó và trải nghiệm với TP Thanh Hóa mới có được Nơi chim hạc cất cánh. Và gần đây nhất Chân dung cuộc sống là tập hợp những vết nhăn trên gương mặt các Bà mẹ Việt Nam anh hùng... Mỗi tác phẩm đều ghi dấu chân, tấm lòng nghệ sĩ của NSNA Trần Đàm.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Ông không chỉ nhớ rừng, nhớ mùi rơm rạ, hay nhớ những khi chiều xuống mặt trời lẳng lặng lặn dần. Ông còn bị mùi phố thị hấp dẫn. Bởi ở đó không chỉ có những con ngõ nhỏ với những cụ già còng lưng, đó còn là những công trình cao ốc, những nhộn nhịp của sự đổi thay từ hạ tầng đến đời sống dân sinh. Ông từng chia sẻ: “Mỗi góc phố, mỗi hàng cây đều in đậm dấu ấn một thời khốn khó, một thời gian nan, một thời vui bạn vui bè. Những nhớ nhung ấy đã thôi thúc tôi tìm mọi cách lưu giữ những khoảnh khắc bằng ảnh, những bức ảnh đã in trong cuốn Nơi chim hạc cất cánhchỉ là số ít trong kho ảnh về thành phố này của tôi thôi".

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Chụp ảnh đề tài phố thị dễ cho người ta cảm giác nhàm chán, quen thuộc, ít linh hồn, tình cảm, và dễ bị đóng khung trong những khối bê tông cứng nhắc. Nhưng ông lại khác, bất cứ sự việc, hiện thực nào ông cũng chụp, và lúc đó tôi vẫn nghĩ chụp là cách ông di dưỡng tinh thần, đam mê ảnh để tạo ra năng lượng tích cực, giúp ông sống và làm việc hăng say hơn.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Tinh thần ấy đã được ông thể hiện trong 17 cuốn sách ảnh, trong đó 4 cuốn được giải xuất sắc của Hội NSNA Việt Nam; 5 cuộc triển lãm với 200 tác phẩm ảnh được triển lãm trong nước và quốc tế. Ngoài ra NSNA Trần Đàm còn đoạt rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Ông đã được phong tặng tước hiệu ESVAPA (NSNA có cống hiến xuất sắc) và NSNA quốc tế APIAP.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Mỗi bức ảnh của NSNA Trần Đàm có sức hấp dẫn người xem ngoài vẻ đẹp tự nhiên của cảnh sắc, nét hồn nhiên trên mỗi gương mặt, còn chính ở kỹ thuật. Bằng ánh sáng trong ngôn ngữ nhiếp ảnh, ông cho người ta cảm nhận đủ đầy cái hùng vĩ, khoáng đạt của cầu Hàm Rồng, cầu Nguyệt Viên Nơi chim Hạc cất cánh. Ông kỹ càng từng góc chụp, nhưng không phải là sắp đặt hay chiếu rọi để người xem tận hưởng được thứ ánh sáng huyền hoặc trong Được nắng; sự hào sảng của ngư dân trong cái mênh mông của biển trời khi bắt được Nụ cười biển cả.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Đặc biệt trong tập sách ảnh về TP Thanh Hóa “Nơi chim Hạc cất cánh”, nhiều người ngỡ sẽ khó có sự thăng hoa. Nhưng với ông mỗi góc phố, mỗi hàng cây, hay một công trình cao tầng đều có sự khai quang, chiếu rọi của một thời khốn khó, một thời gian nan, một thời vui bạn vui bè.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Gần đây nhất, Chân dung cuộc sống, chân dung những con người cả một đời mất mát, gạt nước mắt trước sự ra đi của chồng của con để tiếp tục sống. Đối lập hai màu đen trắng, những vết nhăn trên gương mặt là thân phận của mỗi bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Đây chính là lợi thế, là cái riêng chỉ có ở NSNA Trần Đàm.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Những câu thơ trong bài “Tôi cảm ơn cuộc đời”:

Nơi chim Hạc tìm về làm tổ

Để ngàn năm bay trên mặt trống đồng

Nơi sông Mã oằn mình dậy sóng

Cuồn cuộn phù sa bồi đắp triền bờ

Văn vắt xanh trong những ngày nắng hạ

Câu hò dô cháy xám những lưng trần.

Duyên thơ của ông đã thể hiện qua 3 tập thơ đã xuất bản: “Dâng mẹ” (năm 2011), “Xuân lòng” (năm 2013) và “Lời yêu” (2018). Đó là tiếng thơ thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả trước cái “tôi” và “chúng ta”, trước các hiện tượng thiên nhiên và cuộc sống… là những khoảnh khắc rất đời và rất người:

Mặt sông lúc lặng như tờ

Lúc cuộn sóng dữ, lúc lờ đờ trôi...

Mặt sông rộng, đáy sông sâu

Trên mặt phẳng lặng biết đâu sóng ngầm...

Mặt sông cũng giống mặt người

Lúc giận dữ, lúc khóc cười nhớ thương

Mặt sông như một tấm gương

Mặt người thác lũ, gió sương soi vào.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Quả thật, có yêu lắm cuộc sống này thì Trần Đàm mới nhận ra đủ trạng thái cảm xúc bằng tinh thần lạc quan. “Một khi con người nắm bắt được quy luật và biết cân bằng cuộc sống, trọng nghĩa tình, biết gieo hạt thiện chân thành để gặt về quả ngọt thì cuộc sống sẽ đáp lại bình yên, an hạnh”, đó là những gì mà tác giả Trần Đàm đã gửi gắm lại cho bạn đọc trong thơ của mình.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Bước chân vào địa hạt phê bình lý luận khi đã quá... tuổi. Nhiều người ngỡ ông “chơi” cho vui. Tuy nhiên “Rượt theo con chữ mà yêu” lại là sự tri ân, trân trọng của ông với những người bạn là những cây bút của xứ Thanh. Ông đã giới thiệu tới công chúng 32 tác giả và tác phẩm văn học nghệ thuật được đánh giá cao trong đời sống văn học nghệ thuật tỉnh Thanh. Đọc những bài phê bình ngắn gọn, súc tích, người đọc có thể hình dung một chặng đường dài mà Trần Đàm đã lao động và cống hiến.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Sống và tận hiến hết mình, đó là tất cả những điều mà nghệ sĩ Trần Đàm đã đem lại cho đời. Chính sự an nhiên tự tại và tinh thần đó nên dù ở ngôi “nhà” nào ông cũng cố gắng không chỉ vững bền mà còn đầy chất nghệ sĩ.

[E-Magazine] - Trần Đàm: Người nghệ sĩ tận hiến hết mình

Ngọc Hiếu

Xuất bản: 3:30:06:2021:15:59

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM