(vhds.baothanhhoa.vn) - Dù không qua một trường lớp nào nhưng mỗi lần có dịp đứng trên sân khấu những nghệ sỹ không chuyên ấy luôn “cháy” hết mình. Họ chính là những người đã và đang “giữ lửa” cho điệu múa đèn chạy chữ làng Nhân Cao.

Những người “giữ lửa” cho trò diễn múa đèn chạy chữ

Dù không qua một trường lớp nào nhưng mỗi lần có dịp đứng trên sân khấu những nghệ sỹ không chuyên ấy luôn “cháy” hết mình. Họ chính là những người đã và đang “giữ lửa” cho điệu múa đèn chạy chữ làng Nhân Cao.

Những người “giữ lửa” cho trò diễn múa đèn chạy chữ

Đội văn nghệ làng Nhân Cao trong một lần đi biểu diễn trò diễn múa đèn chạy chữ

Nằm bên hữu dòng sông Mã, nơi có Ngã Ba Bông, làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) được hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm. Trước đây làng có tên gọi tên gọi là “Ngư lăng”, sau đó đổi tên thành làng Ngói, sau này mới đổi tên làng Nhân Cao, gắn liền với điển tích vị thần cứu giúp dân làng thoát khỏi lũ giữ. Cũng từ điển tích này, trò diễn múa đèn chạy chữ ra đời.

Những người “giữ lửa” cho trò diễn múa đèn chạy chữ

Dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hi, nhưng ông Nguyễn Hữu Sớm, Đội trưởng đội văn nghệ làng Nhân Cao vẫn luôn miệt mài với nghệ thuật

Ông Nguyễn Hữu Sớm (77 tuổi) hiện là Đội trưởng đội văn nghệ làng Nhân Cao. Nói về gốc tích điệu múa đèn chạy chữ, ông cho biết thửa xa xưa làng Nhân Cao là vùng vạn chài, sau một lần bị vỡ đê ở đầu làng, nước cuốn trôi hết làng mạc, trong lúc dân tình hoang mang, hỗn loạn, tự nhiên xuất hiện một ông Cá vực kéo chiếc bè án ngữ giữa dòng lũ xoáy. Từ đó, người dân thoát khỏi cơn đại hồng thủy. Dân làng biết ơn, lập miếu thờ tôn ông là Thành Hoàng làng, con cháu đời đời hương khói, tưởng nhớ công lao trời biển.

Xuất phát từ điển tích đó, hàng năm cứ vào ngày 12 tháng giêng dân làng lại tổ chức lễ hội làng nhớ ơn ông thần Cá vực, các trò chơi, trò diễn, hát múa chèo chải, đội đèn xếp chữ… không thể thiếu trong dịp lễ hôi làng. Trong đó phải kể đến trò diễn múa đèn chạy chữ.

Theo ông Nguyễn Hữu Sớm, nét độc đáo của trò diễn này là sự kết kết hợp hát chèo chải cùng các động tác múa tạo nên khúc múa đèn. Khi nhạc điệu cất lên, các bà các mẹ sẽ đội lên đầu một đĩa đèn vừa hát vừa múa, cuối cùng xếp thành các chữ như: Mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Sau khi xếp chữ xong các đội sẽ lật người xuống, vừa nằm vừa lăn kết thành bông hoa 5 cánh.

Những động tác này rất khó, đòi hỏi người diễn phải khổ luyện đồng thời hết sức sự khéo léo, uyển chuyển trong từng nhịp trống, điệu nhạc. Những bài hát chèo chải cổ bao gồm các bài hát giảo chải, hát múa quạt, hát chèo thuyền… với nội dung ca ngợi công lao của thần Cá vực cũng như khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nhằm lưu giữ nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của địa phương, hiện tại làng Nhân Cao vẫn duy trì đội văn nghệ gồm 16 người, độ tuổi từ 60 trở lên.

Những người “giữ lửa” cho trò diễn múa đèn chạy chữ

Tham gia Đội văn nghệ phong trào của làng từ năm 1974 đến nay bà Nguyễn Thị Hương (67 tuổi, làng Nhân Cao, bên trái ảnh) vẫn duy trì nếp sinh hoạt đều đặn trong đội văn nghệ của làng.

Bà Hương nhớ lại, năm 1979 điệu múa đèn chạy chữ đã từng tham gia hội diễn ở tỉnh Hà Bắc được nhiều người yêu thích.

Những người sinh hoạt trong Đội văn nghệ được truyền dạy trực tiếp từ nghệ nhân Đàm Văn Sử (người duy nhất được phong tặng nghệ nhân của làng Nhân Cao) và con dâu của ông là bà Nguyễn Thị Thúy. Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi, giờ đây Đội văn nghệ đã trở thành nơi tập hợp, giao lưu của những những người yêu trò diễn này.

Chị Hoàng Thị Hồng, cán bộ văn hóa xã Thiệu Quang cho biết không chỉ biểu diễn trong các dịp hội làng, xã, hát chèo chải, múa đèn chạy chữ truyền thống làng Nhân Cao còn nhiều lần tham gia, trình diễn tại các sân khấu lớn của huyện, của tỉnh.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]