(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong 2 ngày 11-12/3, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thảo luận, cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng trong đó có Đề án xây dựng huyện Ngọc Lặc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị và phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức, đề án sáp nhập một số ngành, đơn vị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng huyện Ngọc Lặc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trong 2 ngày 11-12/3, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thảo luận, cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng trong đó có Đề án xây dựng huyện Ngọc Lặc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị và phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức, đề án sáp nhập một số ngành, đơn vị.

Hình ảnh tại hội nghị.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh.

Xây dựng Ngọc Lặc trở thành huyện khá nhất trong các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa

Đề án xây dựng huyện Ngọc Lặc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 khẳng định tính cần thiết và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng Ngọc Lặc thành đô thị miền núi phía Tây của tỉnh như Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định. Trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển KT-XH của huyện giai đoạn 2016-2018 và dự báo về những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đề án đưa ra mục tiêu chung đó là phát triển nhanh, bền vững KT-XH gắn với bảo vệ môi trường; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng theo hướng khang trang, hiện đại đưa Ngọc Lặc trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục của vùng miền núi phía Tây của tỉnh; phấn đấu trở thành huyện khá của tỉnh vào năm 2025 và trở thành thị xã trước năm 2030.

Cụ thể, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,8% trở lên; thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 70,8 triệu đồng/người/năm; giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 17,8% trở lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2030 đạt 145 triệu đồng/người/năm và nhiều chỉ tiêu cao khác.

Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến cho rằng tiêu đề Nghị quyết cần nêu rõ là Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng huyện Ngọc Lặc trở thành huyện khá nhất trong các huyện miền núi phía Tây của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để thực hiện được mục tiêu trên cấp ủy, chính quyền huyện Ngọc Lặc cần tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển KT-XH đồng thời coi trọng gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu trước hết, huyện Ngọc Lặc cần rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH sao cho đảm bảo và phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2030; đẩy mạnh liên kết vùng, miền; phát huy tối đa nguồn nội lực trên cơ sở huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện đồng thời thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển, tạo bước đột phá về KT-XH. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tăng cường giữ gìn chính trị, dảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định để phát triển.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến đưa ra tại hội nghị chỉ đạo các sở, ngành liên quan tập trung nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 37của Bộ Chính trị: Thanh Hóa dự kiến sáp nhập 66 xã

Ban thường vụ Tỉnh ủy cũng đã xem xét kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 37 ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, toàn tỉnh có 66 xã, thị trấn chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số phải sáp nhập với đơn vị hành chính cùng cấp liền kề. Việc sắp xếp đơn vị hành chính này gắn với việc mở rộng, thành lập đơn vị hành chính đô thị nhằm tăng tỷ lệ đô thị hóa; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, việc sáp nhập 66 xã trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị là việc làm không đơn giản, song cần quyết tâm thực hiện thật tốt. Trong đó, cần coi trọng công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, cán bộ và nhân dân. Việc sắp xếp đơn vị hành chính căn cứ theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số; đồng thời phải chú trọng đến các yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; bảo đảm QP-AN, chính trị, trật tự xã hội. Tinh thần là khuyến khích mở rộng thị trấn của các huyện nhằm đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa trên cơ sở ổn định, phát triển.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến yêu cầu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, đồng thời nghiên cứu tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiên cứu xây dựng hướng dẫn tổ chức Đảng, đoàn thể trong thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Đồng thời tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban.

Về thời gian, đồng chí yêu cầu tất cả các nội dung liên quan trình HĐND tỉnh trước 30/6 và thành lập đơn vị mới chính thức từ 1/12/2019.

Kiện toàn cơ cấu tổ chức Sở NN&PTNT và hợp nhất, sáp nhập nhiều đơn vị cấp huyện

Ngoài nội dung trên, hội nghị đã nghe và cho ý kiến vào: Phương án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT (hoặc phòng Kinh tế) thuộc UBND cấp huyện; Phương án thực hiện hợp nhất trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật và trạm khuyến nông thành Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện; Đề án sáp nhập Trung tâm Dân số - KHHGĐ vào Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Đề án sắp xếp các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa.

Việc kiện toàn cơ cấu tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị nhằm thực hiện Nghị quyết 18 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; Nghị quyết 19 của của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khuôn khổ 2 ngày làm việc, hội nghị cũng nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng khác về kế hoạch hoạt động đối ngoại 2019 và Tờ trình đề nghị Tặng thưởng Huân chương Độc lập cho các gia đình có nhiều Liệt sỹ hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]