(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong buổi giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn TX Bỉm Sơn như: Chưa làm tốt công tác quy hoạch, hiện có 7/9 di tích quốc gia chưa được cắm mốc nên việc khoanh vùng, bảo vệ di tích gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác trùng tu, tôn tạo di tích tại Bỉm Sơn

(VH&ĐS) Trong buổi giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn TX Bỉm Sơn như: Chưa làm tốt công tác quy hoạch, hiện có 7/9 di tích quốc gia chưa được cắm mốc nên việc khoanh vùng, bảo vệ di tích gặp nhiều khó khăn.

Đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi giám sát.

Chiều 11/10, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát tạiTX Bỉm Sơnvề công tác trùng tu, tôn tạo di tích. Tham gia đoàn công tác có đại diện Sở VH,TT&DL và lãnh đạo TX Bỉm Sơn.

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại các di tích cấp quốc gia Đền Sòng Sơn (phường Bắc Sơn); Đình Làng Gạo (xã Hà Lan) và di tích cấp tỉnh Đền Bát Hải Long Vương (Phú Sơn).

Theo báo cáo của UBND TX Bỉm Sơn về công tác trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn từ năm 2011 đến tháng 7 năm 2016. Hiện trên địa bàn huyện có 24 di tích, trong đó có 15 di tích được xếp hạng (9 di tích cấp quốc gia và 6 di tích cấp tỉnh); có 9 di tích được kiểm kê. Từ năm 2011 đến 7/2016, có 3 di tích được quy hoạch và 3 di tích được trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp, trong đó di tích Chùa Khánh Quang, với tổng kinh phí 21.591.000.000đ, 100% kinh phí từ nguồn XHH; Đền Sòng Sơn, kinh phí dự toán 18.899.000.000đ, kinh phí bố trí 11.118.000.000đ, còn lại là nguồn XHH; Đền Chín Giếng, dự toán kinh phí 2.495.000.000đ, kinh phí bố trí 1.437.000.000đ.

Các di tích sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đã phát huy giá trị. TX Bỉm Sơn hiện có 4 di tích cần phải trung tu, tôn tạo (Đình Làng Gạo, Đền Từ Thức, Đền Bát Hải Long Vương, Đền Thánh Cả), với kinh phí dự kiến khoảng 8,5 tỷ đồng.

Những năm qua, công tác quản lý, khai thác và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn TX Bỉm Sơn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm; hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn thị xã còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về giá trị di tích chưa thường xuyên, chưa sâu rộng; việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng vùng miền chưa được chú trọng; chưa làm tốt công tác quy hoạch, hiện có 7/9 di tích quốc gia chưa được cắm mốc nên việc khoanh vùng, bảo vệ di tích gặp nhiều khó khăn...

Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Văn Phát -Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị: TX Bỉm Sơn cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý di tích trên địa bàn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các ban quản lý di tích; nghiên cứu, bổ sung lập hồ sơ khoa học về các khu di tích; đề xuất cơ chế thu, chi, quản lý và sử dụng tài chính rõ ràng, minh bạch, để đầu tư trung tu, tôn tạo, chống xuống cấp các dị tích trên địa bàn phù hợp; tăng cường công tác quản lý di tích, thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm; đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và kết nối các di tích trên địa bàn thị xã với các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh để phát huy cao nhất giá trị di tích; tiếp tục hoàn thiện báo cáo sớm gửi về Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh để tổng hợp báo cáo tại kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XVII.

P.V



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]