(vhds.baothanhhoa.vn) - Giải bóng đá vô địch U17 châu Á 2025 đã và đang diễn ra trên đất Saudi Arabia từ ngày 3-20/4/2025. Tham dự giải có 16 đội bóng được chia làm bốn bảng: Saudi Arabia, Uzbekistan, Trung Quốc, Thái Lan (bảng A); Nhật Bản, UAE, Australia, Việt Nam (bảng B); Indonesia, Hàn Quốc, Yemen, Afghanistan (bảng C); Tajikistan, Triều Tiên, Oman, Iran (bảng D). Giải đấu năm nay cũng chính là vòng loại World Cup U17 thế giới 2025 khu vực châu Á. Theo đó, hai đội nhất, nhì mỗi bảng không chỉ lọt tiếp vào vòng trong mà còn được tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất toàn cầu dành cho các cầu thủ đang ở tuổi “bẻ gẫy sừng trâu”.

“Bất bại” là chưa đủ

Giải bóng đá vô địch U17 châu Á 2025 đã và đang diễn ra trên đất Saudi Arabia từ ngày 3-20/4/2025. Tham dự giải có 16 đội bóng được chia làm bốn bảng: Saudi Arabia, Uzbekistan, Trung Quốc, Thái Lan (bảng A); Nhật Bản, UAE, Australia, Việt Nam (bảng B); Indonesia, Hàn Quốc, Yemen, Afghanistan (bảng C); Tajikistan, Triều Tiên, Oman, Iran (bảng D). Giải đấu năm nay cũng chính là vòng loại World Cup U17 thế giới 2025 khu vực châu Á. Theo đó, hai đội nhất, nhì mỗi bảng không chỉ lọt tiếp vào vòng trong mà còn được tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất toàn cầu dành cho các cầu thủ đang ở tuổi “bẻ gẫy sừng trâu”.

“Bất bại” là chưa đủ

“Bất bại” nhưng U17 Việt Nam chỉ giành được 3 điểm và bị loại do đứng cuối bảng. Ảnh: H.S

Đội U17 Việt Nam của chúng ta tham dự giải U17 châu Á 2025 đương nhiên cũng không thiếu niềm hy vọng tiến thẳng đến sân chơi World Cup. Rơi vào bảng đấu với những đối thủ như Nhật Bản, UAE, Australia quả thực không dễ nhưng cũng chẳng quá khó. Bởi khoảng cách về trình độ của các cầu thủ trẻ thường không nhiều như các giải đấu dành cho người lớn hay các đội tuyển quốc gia. Chưa nói đến, ở nhiều làng bóng, đội tuyển quốc gia của họ rất mạnh do chính sách nhập tịch và chế độ đãi ngộ cao nhưng với tuyển trẻ thì không có gì “ghê gớm” do thiếu chiến lược phát triển thực sự có nền tảng, bài bản. Chẳng thế mà bóng đá trẻ Qatar hay Australia chưa từng là thế lực khiến mọi người phải nể sợ ở sân chơi U17 châu Á. Thành tích cao nhất của Australia đến giờ vẫn chỉ là 3 lần lọt vào bán kết (các năm 2010, 2014, 2018), còn Qatar thì chưa có gì để so sánh với Saudi Arabia, Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản hay thậm chí Triều Tiên (từng vô địch các năm 2010, 2014), Uzbekistan (vô địch năm 2012).

Trong 3 trận đấu vòng bảng, đội U17 Việt Nam của thầy trò huấn luyện viên Cristiano Roland hòa cả 3 đối thủ

Australia, Nhật Bản, UAE với cùng tỉ số 1-1. Trong đó, Trần Gia Bảo ghi bàn khi gặp Nhật Bản; Hoàng Trọng Duy Khang “nổ súng” trong 2 trận đón tiếp Australia và UAE. Tính chung sau 3 lượt trận, đội U17 Việt Nam giành được 3 điểm, hiệu số bàn thắng/bại là 3/3, thầy trò HLV Cristiano Roland đạt kết quả bất bại nhưng đứng cuối bảng.

Rõ ràng, ở những sân chơi có tính cạnh tranh cao thì “bất bại” là chưa đủ. Bởi nội hàm của từ “bất bại” là không thua nhưng cũng không có nghĩa thắng. Nói cách khác, “bất bại” trong trường hợp này là hòa. Mà 3 trận hòa mới có điểm số bằng một trận thắng. Một đội có 3 trận hòa không bao giờ bằng một đội có cả thắng, cả hòa và... thua. Chính vì vậy, điều tưởng như nghịch lý ở bảng đấu của đội U17 Việt Nam là đội duy nhất bất bại thì bị loại, còn những đội từng có 1 trận thua thì đều... đi tiếp hoặc xếp trên thầy trò huấn luyện viên Cristiano Roland. U17 Nhật Bản tuy thua U17 Australia 2-3 nhưng thắng U17 UAE tới 4-1; U17 UAE thua U17 Nhật Bản 1-4 song lại thắng Australia 2-0. Cả 3 đội này ngoài 1 trận thắng, 1 trận thua đều hòa U17 Việt Nam 1-1. Điều không nghịch lý ở đây là: đội không giành được bất kỳ trận thắng nào (U17) không có quyền đi tiếp! “Bất bại” mà không thắng thì “bất bại” đó không có nhiều ý nghĩa!

Sau vòng đấu bảng ở giải U17 châu Á 2025, trong số 8 đội đi tiếp được chia làm 4 cặp đấu: U17 Uzbekistan - U17 UAE; U17 Triều Tiên - U17 Indonesia; U17 Nhật Bản - U17 Saudi Arabia; U17 Tajikistan - U17 Hàn Quốc! Trong đó, U17 Uzbekistan gặp U17 Triều Tiên, U17 Saudi Arabia đối đầu U17 Hàn Quốc ở vòng bán kết (ngày 17/4/2025). Nếu U17 Uzbekistan là đội duy nhất đang có chuỗi trận toàn thắng thì U17 Triều Tiên và U17 Hàn Quốc đã cho thấy sức mạnh bóng đá của một bán đảo khi đóng góp tới 2/4 đại diện của một châu lục. 2 nền bóng đá này cũng từng có 2 đội tuyển đại diện cho châu Á tham dự World Cup 2010 trên đất Nam Phi. Hy vọng từ thành công của các đội bóng trẻ cũng như đội tuyển quốc gia Triều Tiên và Hàn Quốc, chúng ta sẽ rút ra được những bài học hữu ích cho bóng đá Việt Nam ở thời hiện tại, hướng đến tương lai!

THANH HÀ (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]