(vhds.baothanhhoa.vn) - Lợi dụng nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng vọt, nhiều thương hiệu, nhãn hàng lớn tung chương trình săn sale hấp dẫn, các đối tượng lừa đảo liên tục tung những chiêu trò khiến người dân sập bẫy.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo săn hàng sale dịp cuối năm

Lợi dụng nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng vọt, nhiều thương hiệu, nhãn hàng lớn tung chương trình săn sale hấp dẫn, các đối tượng lừa đảo liên tục tung những chiêu trò khiến người dân sập bẫy.

Nhận được tin nhắn khuyến mại từ một trang Facebook mang logo Shopee với nội dung hấp dẫn, bạn H - nhân viên văn phòng hí hửng nghĩ “săn sale” thành công hóa ra lại thành “nạn nhân” của trò lừa đảo trực tuyến.

“Thấy dòng tin nhắn với nội dung “Giảm giá 50% tất cả sản phẩm trong hôm nay” đến từ fanpage giả mạo y hệt trang chính thức của Shopee Việt Nam, đúng chiếc váy tôi tìm kiếm bấy lâu nay mà hết hàng do gần Tết, nên tôi không mảy may nghi ngờ mà “chốt đơn” và thanh toán ngay. Sau đó, tôi chuyển tiền qua tài khoản cá nhân được cung cấp. Họ báo sẽ giao hàng trong khoảng 5-7 ngày tới. Tuy nhiên, đến giờ đã tròn 10 ngày sản phẩm vẫn chưa được giao, fanpage và người bán cũng đã “bốc hơi” không liên lạc được”, H cho biết.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo săn hàng sale dịp cuối năm

Nhiều chiêu trò lừa đảo mua sắm trực tuyến cuối năm. (Ảnh minh họa)

Tương tự, chị M (trú tại TP Thanh Hóa) cũng bị lừa đảo khi tham gia một nhóm mua sắm trên mạng: "Tôi thấy một người rao bán voucher du lịch giảm giá 70%. Sau khi chuyển khoản 3 triệu đồng, tôi nhận được mã voucher qua email nhưng khi liên hệ với đơn vị du lịch, họ báo voucher không hợp lệ. Kẻ bán voucher sau đó cũng chặn số điện thoại và biến mất".

Thực tế, mạo danh các thương hiệu, nhãn hàng lớn, sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki... đã và đang diễn ra âm ỉ trong một vài năm trở lại đây. Chưa kể, các nền tảng mạng xã hội hiện nay sử dụng thuật toán để nắm bắt hành vi và xu hướng tiêu dùng của người dùng thông qua lịch sử tìm kiếm, các lượt nhấp chuột, và tương tác. Điều này giúp các đối tượng lừa đảo dễ dàng tiếp cận mục tiêu thông qua các quảng cáo trúng đích (targeted ads). Chỉ cần, người dùng thường xuyên tìm kiếm các sản phẩm giảm giá, họ có thể nhận được các quảng cáo giả mạo với nội dung khuyến mãi “sốc” hoặc chương trình giả mạo, thu hút hàng nghìn lượt thích và bình luận ảo để tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Đứng trước tình trạng lừa đảo trên không gian mạng có xu hướng gia tăng vào dịp cuối năm, các cơ quan chức năng khuyến cao người dân truy cập trực tiếp vào website chính thức của các sàn thương mại điện tử hoặc thương hiệu thay vì nhấp vào các đường link lạ. Các nhãn hàng, thương hiệu uy tín sẽ không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng hoặc mã OTP qua tin nhắn. Kích hoạt xác thực hai yếu tố cho tất cả các tài khoản quan trọng, đặc biệt là tài khoản ngân hàng và email.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo săn hàng sale dịp cuối năm

Mua sắm trực tuyến tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo trong thời đại số hóa. (Ảnh minh họa)

Cảnh giác với các ưu đãi “sale sập sàn”, các chiết khấu quá cao hoặc thông báo trúng thưởng bất ngờ thường là dấu hiệu của lừa đảo. Bên cạnh đó, cần xác minh danh tính đối tượng, tìm hiểu độ uy tín của người bán và chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng, không chuyển tiền đặt cọc trước để tránh bị chiếm đoạt tài sản. Sử dụng phần mềm chống virus và bảo mật trên thiết bị cá nhân để phòng ngừa các trang web giả mạo và bảo vệ thông tin cá nhân. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin về các hình thức lừa đảo mới nhất.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]