Theo giới quan sát, năm 2019 là năm sôi động nhất về công nghệ, bởi hàng loạt siêu phẩm của cuộc CMCN 4.0 ra đời và đi vào đời sống thực tiễn vượt tầm dự báo của giới chuyên gia, nhất là công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo (AI).

Tin liên quan

Đọc nhiều

AI: Cuộc đua giành ngôi vị “bá chủ thế giới”?

Theo giới quan sát, năm 2019 là năm sôi động nhất về công nghệ, bởi hàng loạt siêu phẩm của cuộc CMCN 4.0 ra đời và đi vào đời sống thực tiễn vượt tầm dự báo của giới chuyên gia, nhất là công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo (AI).

Mỹ đang dẫn đầu thế giới về AI (ảnh: plo.vn)

Ngay từ năm 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận định:AI là tương lai của toàn nhân loại. “Ai làm chủ lĩnh vực này, đồng nghĩa sẽ trở thành bá chủ thế giới”. Giới khoa học Mỹ coi AI là “bom nguyên tử” mới, dành cho nước nào có tham vọng chi phối cục diện kinh tế - chính trị toàn cầu.

Từ phát triển thuật toán “thần kinh học”...

Mới cách đây không lâu người ta còn lo ngại về nguy cơ con người bị “nô lệ hóa” cho AI bởi chính họ tạo ra; và tin rằng còn lâu AI mới đạt tới cấp độ siêu trí tuệ (SI) và trí thông minh tổng quát (GI). Thậm chí, “nỗi sợ về việc AI sẽ trở nên quá thông minh cũng giống như việc lo ngại sự bùng nổ dân số trên Sao Hỏa”...

Tuy nhiên, năm 2019 James Kirkpatrick, chuyên gia hàng đầu trong Dự án AI DeepMind của Google cho biết, họ đã phát triển được một thuật toán giúp máy móc có thể học hỏi như con người. Thuật toán AI mới này dựa trên những nghiên cứu từ khoa thần kinh học.

Theo James Kirkpatrick, các kết nối não được đánh dấu là “bí mật” quan trọng nhất đối với các kỹ năng học hỏi từ quá khứ của con người đã hé lộ. Thuật toán AI mới đã giải mã hoạt động phức tạp của não người theo một cách đơn giản, bởi trước khi chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác, máy sẽ xác định xem các kết nối nào trong mạng lưới là quan trọng nhất cho các nhiệm vụ mà nó đã học trước đó.

Với tiến bộ mới nhất của Google, đã mở ra triển vọng cho AI đạt tới mức độ GI giống như não người sẽ không còn xa vời, và khi đó chắc chắn nhiều vấn đề sẽđược đặt ra và giải quyết, nhất là việc loại bỏ nguy cơ AI “nô lệ hóa” con người, mà lâu nay giới chuyên gia vẫn loay hoay tìm lời giải đáp.

Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận hơn cả, đó là sự phát triển “đột phá” trong công nghệ AI đã hé mở việc giải phóng toàn diện lao động của con người, bao gồm cả trí não và cơ bắp. Đúng như nhận định thiên tài của C.Mác rằng: Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.

Đến cuộc đua chiếm ngôi vị số một

Hồi cuối năm 2019, Tổ chức Tortoise Intelligence đã công bố báo cáo: “The Global AI Index” nhằm xếp hạng các nước, vùng lãnh thổ trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI. Theo đó, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu, tuy nhiên Trung Quốc lại là nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và rất có thể sẽ vượt Mỹ trong 5 đến 10 năm nữa.

Theo giới nghiên cứu, công nghệ AI là một trong những công nghệ cốt lõi quyết định thời đại 4.0 tạo sự khác biệt căn bản so với các thời đại trước đó là, giải phóng hoàn toàn lao động của con người, bao gồm cả trí óc và chân tay. Đồng thời hình thành xu hướng “ảo hóa” toàn bộ thế giới mà con người đang sinh tồn và phát triển.

Theo giáo sư Allison (Mỹ), Trung Quốc đang thật sự là đối thủ đáng gờm của Mỹ, nhất là việc ứng dụng AI vào lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thương mại. Từ công nghệ nhận diện khuôn mặt, fintech, đến phương tiện bay không người lái, công nghệ 5G... Bắc Kinh không chỉ bắt kịp mà còn vượt Mỹ trong một số lĩnh vực và đến năm 2030 Trung Quốc có thể sẽ ở vị trí dẫn đầu thế giới về công nghệ này.

Được biết, trước đó năm 2018 Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và Nhật Bản để trở thành quốc gia sở hữu số lượng bằng phát minh, sáng chế về AI nhiều nhất thế giới. Chính phủ Trung Quốc còn cam kết đầu tư 22 tỷ USD dành riêng phát triển AI từ nay đến năm 2030. Ngày 6/11 năm ngoái, Bắc Kinh còn cho biết, họ đã thành lập 2 nhóm để giám sát nghiên cứu và phát triển mạng 6G.

Trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh, trong các năm 2013–2015, giới chuyên gia còn đánh giá khả năng nghiên cứu thử nghiệm của Nga và Mỹ là “ngang tài, ngang sức”. Tuy nhiên, với việc ứng dụng siêu phẩm AI và nhiên liệu mới, Nga đã tạo ra bước “đột phá” vượt Mỹ và đưa Trung đoàn Tên lửa Siêu thanh đầu tiên trên thế giới vào trực chiến.

Trả lời câu hỏi về nguyên nhân Trung Quốc phát triển nhanh, giáo sư Mỹ Allison cho rằng: “đơn giản là quyết tâm hơn để giành chiến thắng”. Vì thế, giới chuyên gia và dư luận lo ngại rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tuy có phần hạ nhiệt, nhưng vẫn đang ẩn chứa những nguy cơ chuyển hóa thành chiến tranh công nghệ là có cơ sở.

Và “ai thắng ai” vẫn còn đang ở phía trước

Trên thế giới hiện có khoảng hơn50 quốc gia đang nghiên cứu các robot chiến trường, dẫn đầu là các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Nhật... Vì thế, dư luận vẫn có lý do để lo ngại về việc con người không kiểm soát được những tiến bộ của công nghệ AI. Và đại gia công nghệ Elon Musk đã từng tài trợ hàng chục triệu USD cho các Dự án để giải tỏa những lo ngại chính đáng của con người.

Được biết, vào cuối năm 2015 các đại gia công nghệ Mỹ như: Google, Microsoft, Facebook, Amazon... vẫn chưa nhận thấy sự đe dọa từ những doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng chỉ 1 năm, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng: “Đây là công nghệ mà Trung Quốc phải dẫn đầu” vào năm 2030, thì giới chuyên gia về công nghệ AI của Mỹ mới thật sự quan ngại.

Trung Quốc hiện vẫn là nước chi tiêu cho công nghệ lớn nhất châu Á, với 256 tỷ USD trong năm 2019 và dự chi 273 tỷ USDnăm 2020; Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thị trường 5G toàn cầu, đầu tư cho viễn thông chiếm 57% tổng chi phí công nghệ (vượt Mỹ 24 tỷ USD) trong đầu tư vào công nghệ 5G tính từ năm 2015.

Kế đến là Nhật Bản, với chi tiêu ở mức 198 tỷ USD, đây là quốc gia chi cho công nghệ lớn thứ 2 thế giới trong năm 2019; Ấn Độ là quốc gia đứng thứ 3 với 70 tỷ USD; tiếp sau là Hàn Quốc, Australia mỗi nước chi khoảng 50 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ khác như Indonesia, Hồng Kông mỗi nơi chi khoảng 10 đến 30 tỷ USD.

Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore đang tăng gấp đôi đầu tư về kỹ thuật số để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tại khu vực và cả những quốc gia còn lại của ASEAN. Công ty Nghiên cứu thị trường Mỹ (Forrester) đã chỉ ra rằng: “Singapore cũng coi AI là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững”.

Hàn Quốc cũng được xếp hạng là quốc gia có vị thế quan trọng trong cuộc đua công nghệ AI và 5G. Theo đó, họ đã đầu tư mạnh vào sự phát triển trong năm 2019 và 2020. Công ty viễn thông KT tại Hàn Quốc đã dành tới 20,5 tỷ USD cho Phòng thí nghiệm 5G đến năm 2023 và sẽ thương mại hóa mạng 5G toàn cầu trong năm nay. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển AI còn đang ở giai đoạn đầu, nhưng “ứng dụng các model có sẵn thì đã đạt mức 6/10 điểm so với Silicon Valley (Mỹ)”.

Như vậy, cùng với các siêu cường công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã nhận ra vị thế cốt lõi của cuộc CMCN4.0 là công nghệ AI (bao gồm cả các siêu phẩm đi cùng). Vì thế, cuộc đua giành ngôi vị số một đang và sẽ diễn ra hết sức quyết liệt trên thương trường công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, câu trả lời ai sẽ giành ngôi vị “bá chủ thế giới” hiện vẫn còn đang ở phía trước.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]