Thầm lặng và gian khổ, nghề dự báo của các cán bộ đài khí tượng chưa bao giờ bớt nhọc nhằn. Bởi tất cả các phần việc từ quan trắc tính gió, đo mưa, phân tích các xu thế thời tiết, đến đo lưu lượg mực nước, đo lũ... để cho ra một bản tin dự báo giúp mọi người chủ động phòng tránh, đòi hỏi người làm nghề không chỉ có chuyên môn vững, mà còn có trách nhiệm và cả sự hy sinh...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghề dự báo - Bản tin nhỏ nhưng trách nhiệm lớn

Thầm lặng và gian khổ, nghề dự báo của các cán bộ đài khí tượng chưa bao giờ bớt nhọc nhằn. Bởi tất cả các phần việc từ quan trắc tính gió, đo mưa, phân tích các xu thế thời tiết, đến đo lưu lượg mực nước, đo lũ... để cho ra một bản tin dự báo giúp mọi người chủ động phòng tránh, đòi hỏi người làm nghề không chỉ có chuyên môn vững, mà còn có trách nhiệm và cả sự hy sinh...

Thanh Hóa vừa trải qua những ngày mưa to, lũ lớn. Ảnh: Hải Ngọc.

Những ngày qua, tình hình mưa lũ tại Thanh Hóa và Nghệ An diễn biến khá phức tạp, khiến hàng chục người chết và mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị hư hỏng nghiêm trọng. Để chống chọi với cơn lũ lịch sử đó, các cán bộ ngành khí tượng thủy văn như một người chiến sĩ thầm lặng đứng sau cung cấp cho các địa phương thông tin thường xuyên để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục KTTV), sau khi phát hiện khả năng trong những ngày tới khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt mưa, lũ lớn, Trung tâm đã có những nhận định sớm về tình hình mưa lớn vào 14h30 ngày 27/8 và cảnh báo lũ vào 10h30 ngày 28/8 trên địa bàn khu vực, sau đó liên tục cập nhật các bản tin dự báo mưa lớn diện rộng, cảnh báo lũ, lũ quét và sạt lở đất, tin nhanh lũ quét và sạt lở đất, tin lũ, tin lũ khẩn cấp ở Thanh Hóa và Nghệ An.

Thanh Hóa là một trong những nơi cơn lũ lịch sử hoành hành ác liệt nhất trong những ngày cuối tháng 8 qua. Tại đây, các cán bộ khí tượng tại Trạm Thủy văn huyện Mường Lát luôn phải “gồng mình” để có những thông tin dự báo, cảnh báo lũ trên sông Mã chính xác nhất đến với bà con.

Chia sẻ về công việc này, ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Đài KTTV tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trước khi mất thông tin tại trạm Thủy văn Mường Lát, Đài liên tục cảnh báo nhanh về tình hình lũ quét và sạt lở đất và đặc biệt nhấn mạnh tại huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn (Thanh Hóa).

Và đến 7 giờ ngày 30/8, khi nhận được thông tin về mực nước lũ lên nhanh từ 6h đến 7h, sau đó mất thông tin. Trước tình hình khó khăn đó, anh em ở trạm thủy văn Mường Lát đã tìm cách liên hệ, đến 9h ngày 30/8 đã có liên lạc được qua sóng của nước bạn Lào.

“Lúc này các thông tin liên lạc ở Huyện Mường Lát gần như không có, nhưng với sự nhanh nhạy và cố gắng, anh em Trạm thủy văn Mường Lát đã chủ động lên cửa khẩu Lào để tìm cách liên lạc và chuyển thông tin về Đài và Đài chuyển ra Trung tâm dự báo KTTV quốc gia” - ông Nguyễn Văn Minh cho hay.

Từ đây phòng dự báo đã nắm thông tin về mực nước đang ở xu thế lên; nên đã cảnh báo dưới hạ du khả năng lên mức Báo động 1 (BĐ) đến BĐ2, có sông trên BĐ2, đến chiều cùng ngày đã dự báo, cảnh báo lũ trên các sông ở Thanh Hóa có sông lên trên BĐ3. Nhưng đến 19h ngày 30/8 lại tiếp tục mất thông tin, lúc này mực nước đang tiếp tục lên nhanh.

Cũng theo ông Minh, tính đến sáng ngày 31/8, Đài cũng thường xuyên liên lạc để nắm thông tin qua số điện thoại của Lào và của viễn thông huyện Mường Lát. Thậm chí còn phải huy động cả sự trợ giúp từ phía người nhà các cán bộ trạm để cập nhật thông tin thủy văn nhanh nhất vào thời điểm 19h ngày 31/8 và 07 giờ ngày 01/9. Đây cũng là thời điểm nguy hiểm khi cơn lũ lịch sử ập đến gây nhiều thiệt hại cho bà con nơi đây.

Như vậy, có thể thấy phía sau những dự báo viên là những quan trắc viên làm ở các trạm thuỷ văn và trạm khí tượng. Mặc dù tên của họ không được đề dưới các bản tin thời tiết, nhưng vai trò và trách nhiệm của họ cũng rất lớn. Số liệu quan trắc của họ là cơ sở để các dự báo viên cho ra các bản tin. Vì thế, công việc đòi hỏi họ phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt, phải chính xác tuyệt đối từ giờ giấc đến con số.

Khi được hỏi về những khó khăn trong công tác dự báo vừa qua, anh Lê Xuân Tình, Trưởng trạm Đài KTTV huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Với yêu cầu nhiệm vụ đặc thù, gần như tất cả các trạm thủy văn, khí tượng đều được đặt tại những nơi có thời tiết khắc nghiệt và nhiều biến động nhất. Thế nên với những người làm nghề này, nếu chỉ có lòng yêu nghề thôi chưa đủ, mà vượt lên tất cả họ sẵn sàng hy sinh nhiều thứ.

Cũng theo anh Tình, để đối phó với cơn lũ nguy hiểm vừa qua tại huyện Mường Lát, anh em trạm khí tượng nơi đây đã phải rất nỗ lực. Bởi mọi người làm việc trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn, sóng điện thoại để liên lạc thì bị mất. Do đó, họ phải đi sang nước bạn Lào mới có sóng để mua sim mới gọi được về Đài khí tượng. Từ đó mới có những thông tin chính xác chuyển về các Đài Trung ương.

Tuy nhiên khó khăn không chỉ dừng lại ở đó, anh Tình chia sẻ: Có những thời điểm bên Lào cũng mất sóng, anh và một số anh em tại Đài đã phải chạy bộ 10 cây số xuống thị trấn mới có mạng để truyền thông tin về. Có những lúc chỉ còn 3 cây số nữa là về đến thị trấn nhưng đường sạt lở, không thể đi được lại phải quay lại điểm xuất phát ban đầu chờ đến sáng mai lại tiếp tục chạy sớm về thị trấn truyền tin.

Như vậy, có thể thấy, dù bất kỳ thời điểm và điều kiện thời tiết như thế nào, kể cả đêm hôm, mưa gió, giông bão, cứ đến giờ là họ phải thực hiện nhiệm vụ. Vất vả là vậy, nhưng niềm vui lớn nhất trong nghề của họ là đưa ra được những bản tin chính xác, kịp thời phục vụ công việc, cuộc sống và giúp hạn chế thấp nhất những thiệt hại do “ông trời” gây ra.

Là người trong cuộc, ông Lê Thanh Hải Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho hay, nghề dự báo thời tiết chưa bao giờ là ít nhọc nhằn. Bởi những bản tin dự báo khí tượng thủy văn mà ngành đưa ra hàng ngày, thậm chí hàng giờ là minh chứng sống động nhất, chứng tỏ đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngành luôn biết cách vượt lên mọi trở ngại gian khó trong cuộc sống và công tác, thực hiện các hoạt động dự báo, thông tin khí tượng thủy văn, quan trắc, giám sát biến đổi khí hậu phục vụ phòng, chống thiên tai ngày một cách chính xác và hiệu quả hơn, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]