(vhds.baothanhhoa.vn) - Đây là một trong những nội dung quan trọng của khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đang được ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa tích cực chuẩn bị cho giai đoạn 2020 - 2025.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đây là một trong những nội dung quan trọng của khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đang được ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa tích cực chuẩn bị cho giai đoạn 2020 - 2025.

Từ kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ “Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân” mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh ta xác định: “Đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ; chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển KT-XH nhanh và bền vững, giai đoạn 2020 - 2025”. Mục tiêu là nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống; chủ động, tích cực ứng dụng các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển KT-XH. Đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 60 doanh nghiệp KH&CN; ươm tạo được ít nhất 10 doanh nghiệp sản xuất phần mềm, nội dung số. 100% các phòng thí nghiệm, thử nghiệm của các cơ quan Nhà nước đạt chuẩn LAS hoặc VILAS; 70% phòng thí nghiệm, thử nghiệm của các doanh nghiệp sản xuất đạt chuẩn ISO/IEC 17025.

Đồng thời hoàn thành xây dựng hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng; vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dọc tuyến đường Hồ Chí Minh; sàn giao dịch công nghệ - thiết bị để hỗ trợ kết nối, thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thu hút ít nhất 5 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh, quy mô lớn theo chuỗi giá trị; ít nhất 5 doanh nghiệp lựa chọn thành công các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra các sản phẩm công nghệ cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;100% các nhiệm vụ KH&CN sau khi nghiệm thu được ứng dụng trong sản xuất, đời sống...

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn.

Để đạt được mục tiêu trên, nhiều nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp quan trọng triển khai trong giai đoạn 2020 - 2025: Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN. Trong đó, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách Nhà nước. Qua đó thực hiện có hiệu quả cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, gắn trách nhiệm của đơn vị đặt hàng với việc sử dụng kết quả nghiên cứu, tham mưu ban hành chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KH&CN, khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN và hoạt động đổi mới sáng tạo.

Song hành là việc tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao và phát triển thị trường KH&CN. Ở nhiệm vụ này, giải pháp thực hiện là đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN, nhất là các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo sự bứt phá trong các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tích cực thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (sản phẩm sau lọc hóa dầu, plastic, phần mềm và nội dung số...). Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hóa, các chương trình KH&CN trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025”, đẩy mạnh việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN...

Một nhiệm vụ trọng tâm nữa là phát triển mạnh mẽ tiềm lực KH&CN đáp ứng yêu cầu trở thành đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ này, sẽ tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn hệ thống các tổ KH&CN, tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức KH&CN các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo, thu hút nguồn cán bộ, sinh viên xuất sắc vào công tác tại các cơ quan Nhà nước, các tổ chức KH&CN của tỉnh. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN, các phòng thí nghiệm, thử nghiệm, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn cho KH&CN, nâng tổng đầu tư xã hội cho KH&CN...

TS. Nguyễn Ngọc Túy (GĐ Sở KH&CN Thanh Hóa)


TS. Nguyễn Ngọc Túy (GĐ Sở KH&CN Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]