(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo các cụ cao niên ở xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa thì Trung Sơn thuộc Mường Páng là một trong những mường lớn - đơn vị hành chính cộng đồng của người Thái cổ, với nhiều nét văn hóa truyền thống phong phú và độc đáo. Nơi đây được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Theo các cụ cao niên ở xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa thì Trung Sơn thuộc Mường Páng là một trong những mường lớn - đơn vị hành chính cộng đồng của người Thái cổ, với nhiều nét văn hóa truyền thống phong phú và độc đáo. Nơi đây được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Trung Sơn - Mường Páng (Quan Hóa) vẫn giữ được nét nguyên sơ, được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, nên thơ, được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Khám phá vùng đất Mường Páng

Ngày nay, Mường Páng vẫn giữ được nét nguyên sơ, được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, nên thơ; bà con các dân tộc nơi đây còn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

Còn nhớ cuối tháng 11-2017, theo chân của một công ty du lịch tại thành phố Thanh Hóa lên tặng quà cho các em học sinh ở Trung Sơn. Đón chúng tôi ở trung tâm xã Trung Sơn, thầy giáo Nguyễn Thanh Bình, quê ở thành phố Thanh Hóa - người đã “cắm bản” gắn bó với các em học sinh trường THCS Trung Sơn từ năm 2002. Sau khi xong chương trình trao quà, đoàn đến thăm khu tái định cư Pa Búa - đây là bản tái định cư của Nhà máy thủy điện Trung Sơn.

Từ đầu con dốc vào bản, chị Đinh Thị Dụ trong trang phục của dân tộc Thái nở nụ cười tươi, vẫy tay chào khách. Đường vào khu tái định cư Pa Búa đã được bê tông hóa, một bên là núi với bạt ngàn là những cây luồng xanh mướt, xa xa là Nhà máy thủy điện Trung Sơn. Dọc hai bên con đường dẫn vào khu tái định cư là những luống hoa cúc, hoa mào gà đỏ rực. Trong khoảng sân nhỏ của các gia đình, hoa mười giờ, thược dược, lan... cũng khoe sắc, lung linh trong nắng mới.

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Khu tái định cư Pa Búa với những con đường bê tông, dọc đường đi là những hàng cây và hoa xanh mướt.

Sau hành trình dài, trong ngôi nhà sàn còn thơm mũi gỗ của gia đình anh Phạm Bá Du, bữa cơm đầu tiên mang nét đặc trưng của đồng bào Thái với cá nướng, hoa đu đủ, gà đồi, rau xắng, cơm lam, cơm tẻ nương. Cảm nhận hương vị của núi rừng vị nhặng đắng của nộm hoa đu đủ, thơm dẻo của cơm lam, bùi bùi hạt cơm tẻ nương to, tròn, cùng hương vị món cá nướng ướp hạt mắc khén thơm ngon... Đặc biệt, trong bữa ăn, chúng tôi được nghe giới thiệu về Trung Sơn.

Vùng đất Trung Sơn - Mường Páng có vị trí địa lý thuận lợi, giáp với Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La), cửa khẩu Tén Tằn (Mường Lát). Vì vậy, Trung Sơn được xem là trung tâm kết nối các điểm du lịch như Pù Luông (Bá Thước), Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La), Viêng Xay, Sầm Nưa (Lào).

Trung Sơn thuộc vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, nơi đây có lòng hồ thủy điện tạo nên không khí, cảnh quan đẹp, thoáng đãng; có nhiều thác, suối và các bản làng người Thái vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống. Nơi đây còn là vùng đất nằm trọn trong con đường Tây Tiến đã đi vào thơ ca. Những bản người Thái còn bảo tồn những nét văn hóa truyền thống như ẩm thực, dệt vải, hát múa…

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Bà con dân tộc Thái ở Mường Páng còn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

Đêm buông xuống, nằm cuộn tròn trong chiếc chăn ấm tại ngôi nhà sàn của gia đình chị Đinh Thị Chật, tôi miên man suy nghĩ đến câu chuyện của thầy giáo Nguyễn Thanh Bình khi dẫn đoàn đến các bản của Trung Sơn.

Theo thầy, bà con nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Các em học sinh vẫn còn trong vòng luẩn quẩn, đi học biết cái chữ rồi những học lên cao sau này cũng khó để tìm được việc làm.

Vùng đất nơi đây có tiềm năng, sẽ là cơ hội thoát nghèo, tạo việc làm cho người dân nơi đây trên chính mảnh đất quê hương. Thầy Bình cũng là người đã giới thiệu đoàn khách du lịch đầu tiên biết đến Pa Búa.

Khi về với Trung Sơn được hít thở bầu không khí thoãng đãng, thiên nhiên rộng lớn và những con người thân thiện, được thưởng thức món ăn độc đáo của đồng bào Thái nơi đây là những trải nghiệm thú vị và tôi đã ấn tượng từ ngày đầu tiên ấy.

Bẵng đi một thời gian, tôi bất chợt nhận được cuộc điện thoại của Thầy Nguyễn Thanh Bình - người đầu tiên tôi gặp khi lên Trung Sơn và cảm nhận ở thầy sự nhiệt tình, chân thành khi kể về vùng đất Trung Sơn.

Thầy nói: “Mời em lên thăm Trung Sơn và thăm dự án về du lịch cộng đồng các anh đang triển khai thực hiện”.

Tôi không ngạc nhiên khi những dự định của anh từ nhiều năm trước đang dần trở thành hiện thực, bởi anh đã gắn bó gần 20 năm ở vùng đất này, xem như quê hương thứ hai và mong muốn làm được điều gì đó cho mảnh đất, con người nơi đây…

Đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng

Mảnh đất Trung Sơn - Mường Páng vẫn thân thiện và mến khách. Thầy Nguyễn Thanh Bình dẫn tôi đi thăm bà con ở khu Poom Bọ - là một trong những bản tái định cư của Nhà máy thủy điện Trung Sơn.

Thầy tâm sự: Tôi vẫn ở đây được cho đến tận bây giờ và nguồn động viên lớn nhất của tôi đó là sự thân thiện của bà con.

Họ giúp đỡ và yêu quý tôi. Những tình cảm quý giá đó và nét đẹp về văn hóa, con người nơi đây làm cho tôi yêu thương vùng đất này. Từ sự yêu thương đó và những khó khăn nơi đây khiến tôi luôn đau đáu một nỗi niềm làm sao cho người dân Trung Sơn thoát nghèo khó, học sinh đỡ khổ. Ý tưởng phát triển du lịch được hình thành.

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Thiết kế mô phỏng 3D về Dự án Mỏm Đại Bàng Resort & Spa, Mường Páng - Trung Sơn.

Bắt đầu từ 2017, 2018, anh Nguyễn Thanh Bình đã vận động bà con làm du lịch với suy nghĩ: “Chúng ta không phải là người hô hào người dân làm du lịch mà chúng ta bắt tay làm và cùng phát triển”. Năm 2019, anh và các nhà đầu tư vừa mua lại đất của các hộ dân sống trên đỉnh Poom Bọ, đồng thời xin chủ trương của huyện và được huyện Quan Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư. Rồi dự án du lịch sinh thái Suối Luông Mường Páng - du lịch cộng đồng Trung Sơn đã ra đời.

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Dự án Mỏm Đại Bàng Resort & Spa, Mường Páng của thầy Nguyễn Thanh Bình (bên phải) và các cổ đông đang dần hình thành, mở ra cơ hội phát triển du lịch ở Trung Sơn.

Thầy Nguyễn Thanh Bình xác định đó là tâm huyết, nhưng để phát triển du lịch một cách bền vững thì cần nguồn lực về con người và tài chính. Hiện nay, dự án đã kêu gọi được các nhà đầu tư ở các tỉnh, đồng thời có những người con Thanh Hóa đang sinh sống, thành đạt ở các tỉnh về quê đầu tư phát triển quê hương.

Dự án tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch tham quan làng, bản; Du lịch văn hóa, khai thác những di tích lịch sử, nét văn hóa, lễ hội đặc trưng của người Thái, người Mường Quan Hóa. Xây dựng thành bản du lịch cộng đồng, nhằm thu hút khách đến tham quan trải nghiệm đời sống văn hóa dân tộc Thái, Mường; Du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá thiên nhiên.

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Thầy Nguyễn Thanh Bình vừa dạy học, vừa mong muốn người dân nơi đây thoát nghèo, nên đã ấp ủ và đang thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng.

Thầy Nguyễn Thanh Bình chia sẻ: Vừa qua tôi và một số nhà đầu tư đã ra mắt Dự án Mỏm Đại Bàng Resort & Spa (nằm trong dự án du lịch sinh thái Suối Luông Mường Páng - du lịch cộng đồng Trung Sơn) tại khu tái định cư Poom Bọ. Tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn 1 và 2 là 5,5 triệu USD. Khi dự án đi vào hoạt động, du khách khi đến với Trung Sơn được đến thăm thác Luông Mường Páng, thăm các bản người Thái, đi thuyền thăm Thủy Liêm Động, thăm nơi đóng quân của đoàn quân Tây Tiến, ngắm đỉnh Sài Khao, đi Lào thăm Viêng Xay, Sầm Nưa.

Tại nơi khu nghỉ dưỡng có dịch vụ xông hơi, tắm lá người Thái, văn hóa ẩm thực (các món ăn đặc trưng của người Thái và đồng bào vùng cao).

Hiện nay, song song với việc tiến hành thiết kế, xây dựng các hạng mục trong dự án, chủ đầu tư vận động, hướng dẫn bà con trong bản làm du lịch cộng đồng, khôi phục văn hóa, sản xuất các sản phẩm của địa phương, nuôi trồng các loại cây, con đặc sản bản địa.

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Đến với Trung Sơn, du khách đến thăm Thác Luông - Mường Páng.

Thầy Nguyễn Thanh Bình cho biết: Poom Bọ theo giải thích của các cụ cao niên trong bản nghĩa là quả đồi có hình đầu con chim lớn (mỏm Đại bàng). Khu Poom Bọ (Keo Đắm) có hơn 30 hộ dân. Cuộc sống bà con chủ yếu làm nương rẫy, trồng và khai thác rừng luồng. Khi triển xây dựng các hạng mục thuộc dự án Mỏm Đại Bàng Resort & Spa, dự kiến hoàn thành tháng 9-2021, các chủ đầu tư đã và sẽ tạo nhiều việc làm cho bà con trong bản Ta Bán nói riêng, Trung Sơn nói chung.

Tôi gặp lại trưởng bản kiêm Bí thư chi bộ bản Ta Bán Phạm Bá Mạo, tay bắt mặt mừng, anh phấn khởi kể cho tôi những đổi thay của bà con Ta Bán.

Bản Ta Bán là tên chung của 4 khu tái định cư Nhà máy thủy điện Trung Sơn gồm các khu: Pa Búa, Keo Đắm (bà con thường gọi Poom Bọ), Pom Chốn, Co Pùng. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu là đi nương làm rẫy, trồng luồng,chăn nuôi… Cuộc sống bà con đã ổn định rất nhiều, có đường, có điện, có nhà văn hóa, nhà cửa khang trang. Bà con Tà Bán mong muốn có thêm việc làm, cải thiện cuộc sống. Dự án của thầy Nguyễn Thanh Bình và các nhà đầu tư đang thực hiện ở Mường Páng hi vọng sẽ mang lại đổi thay cho vùng đất này. Bà con có việc làm và tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch.

Để Mường Páng thức giấc, bay cao...

Ngày mới, mây vẫn còn bồng bềnh trên dãy núi. Từ Poom Bọ, phóng con mắt ra xa, nhà máy thủy điện Trung Sơn dần hiện lên trong sương sớm.

Chia tay Trung Sơn trong cái cái bắt tay nồng ấm của những người ở lại. Sự nhiệt tình, chân chất mộc mạc của bà con nơi đây, cùng món ăn đặc sản vùng núi, những làn điệu dân ca, điệu múa, điệu nhảy sạp mang đậm nét của bà con dân tộc Thái cùng vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng quyến luyến người đi và cũng bừng lên hi vọng về điều tốt đẹp có thể đến trong nay mai.

Thực hiện Quyết định số 1574/QĐ-UBND, ngày 26-4-2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Quan Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ tập trung phát triển du lịch Quan Hóa bền vững, gắn bảo vệ môi trường tại các khu bảo tồn thiên nhiên; phát triển loại hình du lịch khám phá lịch sử, thiên nhiên, văn hóa các dân tộc trong vùng; phát triển du lịch cộng đồng trong mối liên hệ với các ngành kinh tế - nông, lâm nghiệp…

Để thúc đẩy du lịch phát triển, huyện Quan Hóa đã và đang đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại bản Hang (xã Phú Lệ), bản Bút Xuân (khu vực hang Phi - Nam Xuân), bản Bâu (xã Nam Động), bản Vinh Quang (xã Phú Nghiêm), bản En (xã Phú Thanh), bản Yên (xã Hiền Chung), bản Khoa (xã Phú Sơn). Tại khu du lịch Mường Páng, xã Trung Sơn cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đầu tư...

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]