(vhds.baothanhhoa.vn) - Là di tích lịch sử - văn hoá gắn liền với nghề đúc đồng nổi tiếng, đền thờ Trà Đông (xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá) còn lưu giữ nhiều nét nhiều kiến trúc độc đáo. Không chỉ là điểm đến tâm linh, đền còn thu hút du khách tham quan, tìm hiểu về nghề nghề đúc đồng truyền thống.

Đền Trà Đông trên vùng đất đúc đồng Thiệu Trung

Là di tích lịch sử - văn hoá gắn liền với nghề đúc đồng nổi tiếng, đền thờ Trà Đông (xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá) còn lưu giữ nhiều nét nhiều kiến trúc độc đáo. Không chỉ là điểm đến tâm linh, đền còn thu hút du khách tham quan, tìm hiểu về nghề nghề đúc đồng truyền thống.

Đền Trà Đông trên vùng đất đúc đồng Thiệu Trung

Đền thờ Trà Đông gắn liền với thân thế và sự nghiệp của ông Khổng Minh Không (sinh 1065, mất năm 1141) tên thật là Nguyễn Minh Không.

Nguyễn Minh Không là một nhà sư tài danh lẫy lừng. Từ các loại thảo dược tại vùng đồi núi Ninh Bình, ông đã chữa bệnh nan y cho Vua Lý Thần Tông và được coi là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua và được ban quốc tính, mang họ Lý, được nhà vua cấp cho nhà ở, được miễn thuế má.

Là người bào chế ra nhiều loại thuốc, ông đã truyền lại cho dân nhiều bài thuốc hay và sử dụng thuốc nam, châm cứu chữa bệnh.

Với vai trò là Quốc sư triều Lý, ông đã tham gia gây dựng nhiều công trình Phật giáo. Lý Quốc sư là người đúc tượng phật chùa Quỳnh Lâm đúc đỉnh đồng trên tháp Báo Thiên góp phần tạo nên An Nam tứ đại khí là những báu vật nổi tiếng của nước Đại Việt thời Lý - Trần. Chính ông là người sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng - tinh hoa của văn minh Đông Sơn.

Đền Trà Đông trên vùng đất đúc đồng Thiệu Trung

Ngôi đền đặt ở giữa làng cạnh con đường chính qua xóm đình của làng Chè. Đền trùng tu năm 1943, khánh thành năm 1946, kiến trúc theo kiểu “chữ đinh”, bên ngoài là một phòng rộng không cột, tiếp đó là ba gian chạy dọc, gian giữa là sập hội đồng. Gian này cách với gian trong cùng một lần cửa. Gian trong cùng đặt tượng Thánh Khổng và các đồ tế khí. Hai vị tiên hiền họ Lê và họ Vũ thờ ở hai bên của gian ngoài cùng. Mặt tiền của ngôi đền xây đắp theo kiểu “tân thời”, các ô chắn mái có đắp nổi ba cảnh của Tổ sư đi lấy kinh Phật, tổ sư đi lấy đồng và tổ sư truyền nghề đúc đồng. Một bức đại tự đắp nổi nằm chính giữa mặt tiền mang chữ “Tối linh quang từ” (Tức là ngôi đền cực thiêng liêng).

Đền Trà Đông trên vùng đất đúc đồng Thiệu Trung

Chuông đồng bên trong ngôi đền.

Đền Trà Đông trên vùng đất đúc đồng Thiệu Trung

Bảo vật còn lưu giữ bên trong đền.

Đền Trà Đông trên vùng đất đúc đồng Thiệu Trung

Chiếc trống đồng được đúc với hoa văn tinh xảo được đặt trong đền.

Những năm qua, công tác giữ gìn và phát huy giá trị di tích được chính quyền và Nhân dân xã Thiệu Trung quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, do trải qua thời gian nên di tích đang bị xuống cấp. Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách, di tích rất cần được trùng tu, tôn tạo.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]